Nghiên cứu
[ Đăng ngày (24/06/2023) ]
|
Đánh giá kết quả cắt lách nội soi
|
|
Nghiên cứu nhằm đưa ra một vài nhận xét về đặc điểm bệnh lý, kỹ thuật,tai biến, biến chứng và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt lách. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 61 bệnh nhân bệnh lý lách được phẫu thuật cắt lách nội soi ở Bệnh viện Trung ương Huế từ 2010 – 2015. Phân tích các đặc điểm về bệnh lý, kỹ thuật, tai biến, biến chứng và đánh giá kết quả.
|
Lách là tạng nằm sâu trong vòm hoành bên trái, bản chất nhu mô lách rất giòn, dể chảy máu và mỗi khi đã chảy máu thì r t khó cầm máu. Việc phẫu thuật mở bụng để cắt lách thì không còn bàn luận. Vấn đề đặt ra trong chỉ định cắt lách nội soi như thế nào để cho hiệu quả cao, an toàn và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân. Cắt lách nội soi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giớ i bởi Delaitre B và o năm 1991. Sau đó là báo cáo của Caroll BJ, Philips và Poulins nă m 1992. Emmermunn A và cộ ng sự năm 1995 thực hiện nghiên cứu 16 bệnh nhân cắt lách nội soi
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 40 bệnh nhân được phẫu thuật cắt lách nội soi ở Bệnh viện Trung ương Huế từ 2010 đến 2013. Ghi nhận, phân tích các đặc điểm bệnh lý, kỹ thuật, tai biến, biến chứng và kết quả sớm
phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả.
Kết quả phẫu thuật cắt lách nội soi chĩ định chủ yếu vẫn là bệnh lý lành tính của lách. Tuổi nhỏ nhất 16, lớn nhất 67, trung bình 36 ±9.2. tỷ lệ nam/nữ = 1/3. Số lượng tiểu cầu đếm được trước phẫu thuật trung bình 17.700 (0 – 76.000). Phân độ lách lớn trên lâm sàng từ I– III. Phẫu thuật thành công (95,2%), ba trường hợp chuyển đổi kỹ thuật (4,8 %). Tỷ lệ biến chứng chung (6,4%). Thời gian nằm viện 5 – 7 ngày.
Cắt lách nội soi cho tất cả các bệnh lý về máu liên quan đến lách và có kích thước từ độ I–III là an toàn và hiệu quả, không có tử vong sau mổ. Tuy nhiên để thực hiện thành công phẫu thuật cắt lách nội soi, người phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi.
|
ltnanh
Theo Tạp chí Y- Dược học |