Ngày nay việc xét nghiệm nồng độ PSA toàn phần được áp dụng khá thường quy và rộng rãi để sàng lọc, định hướng chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị các bệnh lý tiền liệt tuyến. Gần đây, để tăng khả năng chẩn đoán cũng như sàng lọc bệnh thì đã có các nghiên cứu một số chỉ số mới của PSA, trong đó mật độ PSA được tính bằng tỉ số của nồng độ PSA toàn phần trên thể tích tuyến được đo bằng siêu âm cho thấy rất có ý nghĩa. Ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu về chỉ số này, nghiên cứu của chúng tôi nhằm:
- Mô tả một số đặc điểm tuổi, siêu âm ở bệnh nhân ung thư và quá sản dạng nốt lành tính tiền liệt tuyến.
- Xác định mối liên quan giữa mật độ PSA với mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư và quá sản dạng nốt lành tính tiền liệt tuyếnthư tiền liệt tuyến nhưng đã được mở thông bàng quang hoặc điều trị, xạ trị vùng tiểu khung, đã phẫu thuật tiền liệt tuyến trước đó.
Đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân được chẩn đoán quá sản dạng nốt lành tính hoặc ung thư biểu mô tiền liệt tuyến bằng xét nghiệm mô bệnh học tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2013 – 8/2014.
Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Những bệnh nhân vào viện với u tiền liệt tuyến được chẩn đoán quá sản dạng nốt lành tính hoặc ung thư tiền liệt tuyến được thu thập các dữ kiện về hành chính: Tên, tuổi, giới, địa chỉ, tiền sử, các đặc điểm lâm sàng…
- Ghi nhận các đặc điểm cận lâm sàng:
+ Kết quả siêu âm + Kết quả giải phẫu bệnh: vi thể, phân loại mô bệnh học. Quá sản tiền liệt tuyến dạng nốt lành tính được phân loại theo TCYTTG năm 2004 [4], ung thư biểu mô tiền liệt tuyến nguyên phát được phân độ theo Gleason năm 2005 có sửa đổi .
+ Kết quả xét nghiệm tPSA của bệnh nhân trước phẫu thuật, sinh thiết.
- Tính mật độ PSA theo công thức.
- Tính độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của mật độ PSA
Kết quả nghiên cứu ở tuổi trung bình tương đương nhau ở cả 2 nhóm bệnh là 73 tuổi đối với ung thư và 75 tuổi đối với quá sản lành tính. 100% các trường hợp đều được phát hiện tổn thương bằng siêu âm, trọng lượng trung bình của ung thư là 57,3g cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê so với quá sản lành tính 46,9g. (ii) Mật độ PSA trong ung thư (1,22) cao hơn nhiều so với quá sản lành tính tuyến tiền liệt (0,10). Với ngưỡng Mật độ PSA > 0,15 thì ung thư chiếm tỷ lệ 78,4%, quá sản lành tính chỉ chiếm tỷ lệ 21,6%, độ nhạy của mật độ PSA là 82,9 % và độ đặc hiệu là 77,1%.
Nghiên cứu 35 trường hợp ung thư tiền liệt tuyến và 35 trường hợp quá sản tiền liệt tuyến dạng nốt lành tính cho thấy: Tuổi trung bình tương đương nhau ở cả 2 nhóm bệnh là 73 tuổi đối với ung thư và 75 tuổi đối với quá sản lành tính. 100% các trường hợp đều được phát hiện tổn thương bằng siêu âm, trọng lượng trung bình của ung thư là 57,3g cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê so với quá sản lành tính 46,9g. Mật độ PSA trong ung thư (1,22) cao hơn nhiều so với quá sản lành tính tuyến tiền liệt (0,10). Với ngưỡng Mật độ PSA > 0,15 thì ung thư chiếm tỷ lệ 78,4 %, quá sản lành tính chỉ chiếm tỷ lệ 21,6%, độ nhạy của mật độ PSA là 82,9 % và độ đặc hiệu là 77,1 %. |