Nghiên cứu [ Đăng ngày (24/06/2023) ]
Nghiên cứu kết quả học tập và một số yếu tố liên quan ở năm thứ nhất và năm thứ hai của sinh viên ngành y Đa khoa khóa học 2012 -2018 Trường Đại Học Y Dược Huế
Nghiên cứu Khảo sát tình hình học tập và một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập (KQHT) năm thứ nhất (Y1) và năm thứ hai (Y2) của sinh viên ngành Y Đa khoa khóa học 2012-2018 trường Đại học Y Dược Huế.

Được trúng tuyển vào đại học (ĐH) là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu vất vả của sinh viên (SV). Nhưng trong quá trình học tập ở ĐH, không ít trường hợp SV lại có kết quả học tập (KQHT) yếu kém thậm chí bị buộc thôi học. Tại Hà Nội, SV ở các trường có điểm trúng tuyển cao như ĐH Bách khoa có tỷ lệ SV đủ điều kiện tốt nghiệp (TN) đúng thời gian chỉ 80-85%; ĐH Sư phạm: 90%; ĐH Ngoại thương: 85-90%. Tại TP Hồ Chí Minh: ĐH Bách khoa có tỷ lệ này là 50-60%; ĐH Kinh tế: 60%; ĐH Sư phạm kỹ thuật chỉ khoảng 50%; ĐH Quốc gia có tỷ lệ SV bị bị ngừng học và buộc thôi học trong mỗi khóa học là 20-25%. Đối với các trường ĐH Y Dược: ĐH Y Hà Nội có tỷ lệ TN hằng năm là 95% ; Thái Nguyên: 90-95%; Thái Bình năm 2015: 90% ; Hải Phòng năm 2014: là 72,8%; Khoa Y Dược ĐH Tây Nguyên trong năm học 2014-2015 số lượng SV bị buộc thôi học là 11, bị cảnh cáo học vụ 123; ĐH Dược TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ SV khóa 2007-2013 bị buộc thôi học là 6,4%, SV đủ điều kiện tốt nghiệp cuối khóa là 92,1% ; tỷ lệ tốt nghiệp của ĐH Y Dược Cần Thơ năm 2015: 82%. ĐH Y Dược Huế khóa học 2009-2015 có 2% SV bị ngừng học và buộc thôi học; tỷ lệ SV đủ điều kiện tốt nghiệp là 87,6; trong số SV không đủ điều kiện tốt nghiệp có 30% là SV thi tuyển đầu vào.

Đối  tượng nghiên  cứu: Sinh  viên YĐK khóa học 2012-2018 trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 480 sinh viên, sử dụng bộ câu hỏi xây dựng sẵn để thu thập thông tin về: kết quả học tập, kết quả rèn luyện Y1 và Y2 và các thông tin của SV về: nhân khẩu học, thời gian học tập và hoạt động hằng ngày, ý kiến về chương trình học. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê STATA 10.0 và phương pháp phân tích hồi quy đa biến tuyến tính.

Kết quả điểm trung bình chung của sinh viên Y1 (6,95±0,90) cao hơn Y2 (6,83±0,82) (p<0,05). Điểm trung bình chung rèn luyện của sinh viên Y1 (81,40±4,10) thấp hơn Y2 (83,96±4,13) (p<0,05). Các yếu tố liên quan đến KQHT Y1: giới, ĐRL Y1, điểm trúng tuyển đại học, kết quả tốt nghiệp THPT, thời gian tự học, thất vọng sau khi học Y1, mất phương hướng sau khi học Y1. Các yếu tố liên quan đến KQHT Y2: tuổi, KQHT Y1, ĐRL Y2, thời gian truy cập mạng vì mục đích khác ngoài học, có tham gia công tác quản lý lớp.

Cần tư vấn cho sinh viên về phương pháp học tập và chiến lược ứng phó trong môi trường đại học. Giảng viên cần quan tâm hơn về nội dung và phương pháp giảng dạy.

ltnanh
Theo Tạp chí Y- Dược học
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->