Ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên (ĐKTN), sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như kinh tế - xã hội (KTXH) cũng như con người. Các yếu tố này có thể tác động đến các mô hình sử dụng đất canh tác nông nghiệp làm hạn chế năng suất và sản lượng nông sản. Ngoài ra, việc hạn chế áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), tiếp cận thị trường, khả năng tài chính cũng như tín dụng cho sản xuất nông nghiệp (Aslam & ctv., 2017) sẽ làm cho sản xuất kém hiệu quả, cũng như việc tổ chức sản xuất của con người cũng là yếu tố góp phần quan trọng trongviệc thành công của mô hình sản xuất (Dixon &ctv., 2001). Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 76% diện tích đất tự nhiên (Le & ctv., 2021). Các mô hình sử dụng đất canh tác trên địa bàn tỉnh cũng rất đa dạng như trồng dừa, nuôi tôm, trồng lúa và trồng lúa kết hợp với nuôi tôm (Mai & Le, 2020). Hiện tại, tỉnh cũng chịu tác động chung của điều kiện biến đổi khí hậu của toàn vùng ĐBSCL, đã làm thay đổi về nhu cầu sử dụng nước của các mô hình sử dụng đất canh tác ở hiện tại và trong tương lai (Nguyen & ctv., 2012). Cụ thể trong những năm 2015 - 2019, tình hình nắng hạn và xâm nhập mặn đã xảy ra rộng khắp cả về mức độ và diện tích (Mai & ctv., 2019). Ngoài tác động của điều kiện tự nhiên, sản xuất của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn khác không kém phần quan trọng như sự biến động của thị trường, vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật và lao động đã dẫn đến thu nhập thấp và không ổn định (Le & Nguyen, 2021). Ngoài những nghiên cứu trước đây có liên quan. Cần thiết nghiên cứu và phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố về ĐKTN, KTXH, chính sách và con người từ đó đánh giá mối liên hệ cũng như sự tác động của các yếu tố này nhằm làm tăng khả năng thích ứng các mô hình sử dụng đất canh tác trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre có tọa độ: 10o14’54” vĩ độ Bắc và106o22’34” kinh độ Đông và có vị trí địa lý như sau: phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 4 yếu tố chính (bao gồm yếu tố điều kiên tự nhiên, yếu tố chính sách, yếu tố kinh tế và yếu tố con người) và 16 yếu tố phụ được xác định trong nghiên cứu là có tác động đến các mô hình canh tác nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre. Các yếu tố ảnh hưởng mặn, chính sách sử dụng đất, chính sách hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm có sự tương quan với khá nhiều với yếu tố khác. Các yếu tố ảnh hưởng của chất đất, chính sách bao tiêu sản phẩm, thị trường, giá bán, trình độ kỹ thuật và nguồn lực lao động có sự tương quan trung bình với các yếu tố khác. Các yếu tố ảnh hưởng do hạn, ảnh hưởng do lũ, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, khả năng tài chính, hiệu quả đồng vốn và trình độ học vấn có sự tương quan ít với cácyếu tố khác. Yếu tố chính sách sử dụng đất có sự tương quan chặt với hầu hết các yếu tố khác, các yếu tố ảnh hưởng do mặn, chính sách hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm có sự tương quan kém với các yếu tố khác. Nhà quản lý và người dân canh tác cần quan tâm đến sự tương quan giữa các yếu tố để làm cơ sở cho giải pháp sản xuất hiệu quả và nâng cao tính thích ứng của các mô hình canh tác trên địa bàn tỉnh Bến Tre. |