Công nghiệp [ Đăng ngày (18/06/2023) ]
Turbine không cánh sản xuất điện từ nước
Công ty Vortex Hydrokinetics thiết kế mẫu turbine công suất 5 kW sản xuất điện dựa vào dòng xoáy của nước.

Turbine thủy lực di động SETUR của Vortex Hydrokinetics đóng vai trò như một nguồn điện sản xuất năng lượng từ nước mà không cần cánh quạt. Nguồn nước có thể đến từ dòng hải lưu ở đại dương, dòng thủy triều, sông ngòi và thậm chí kênh đào, Design Boom đưa tin.

Turbine có hình dáng giống quả bom nguyên tử sử dụng hiện tượng xoáy để tạo ra điện. Đó là tạo ra chướng ngại vật khiến dòng nước hình thành vòng xoáy. Thiết kế tiết kiệm chi phí của SETUR có thể dùng như một hệ thống độc lập hoặc bên trong trang trại thủy điện đa tổ máy.

Turbine thủy lực không cánh cũng được in 3D, khiến thiết bị siêu nhẹ. Trong khi SETUR có thể ứng dụng ở đập nước, kênh đào tưới tiêu và nước xả công nghiệp, mẫu turbine cũng phù hợp với khu đô thị hoặc nơi hẻo lánh cần điện và có sẵn nguồn nước dồi dào để đặt thiết bị.

Theo nhóm thiết kế phía sau SETUR, điều quan trọng trong sản xuất điện là góc hắt của khoảng trống giữa rotor và the stator. Một đầu thanh dẫn của rotor cố định, do đó rotor có thể lăn dọc phía bên trong hộp chứa. Khi chất lỏng chảy dọc rotor, do độ không ổn định của thông lượng, chất lỏng bắt đầu quay tròn và tạo độ xoáy.

Thiết kế của SETUR tuân theo quy tắc trên. Hộp chứa đủ rỗng để cung cấp khoảng trống cho quả cầu gắn với trục. Khi turbine thủy lực không cánh nằm trong nguồn nước, quả cầu xoay tròn. Tùy theo dòng nước, nó sẽ tăng tốc và sản xuất nhiều điện hơn. Theo Vortex Hydrokinetics, turbine SETUR có công suất 5 kW.

N.T.T (CASTI) - Tổng hợp
Theo https://congnghiepcongnghecao.com.vn
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->