Sức khỏe [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị ở người cao tuổi tại Trung tâm Y Tế Quận Thanh Kê và Quận Hải Châu-Thành Phố Đà Nẵng
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Bùi Bảo Tiên và Nguyễn Thuỳ Trang-Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị ở người cao tuổi tại Trung tâm Y Tế Quận Thanh Kê và Quận Hải Châu-Thành Phố Đà Nẵng.

Ở Việt Nam, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, tỷ lệ dân số người  cao tuổi cũng dần tăng lên. Do đó, cần có nhiều hơn những nghiên cứu khảo sát chuyên sâu  trên đối tượng này nhằm đánh giá tình trạng răng mất, các phục hình thay thế, nhu cầu và yêu cầu phục hình răng giúp cung cấp thêm thông tin, số liệu và từ đó, có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp. Nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Bá Thụ năm 2018  đã bước đầu có những nghiên cứu thăm dò về tình trạng răng miệng tổng quát trên nhóm đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tình trạng mất răng và phục hình răng ở người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện vẫn còn rất ít. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu  “Tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị mất răng ở người cao tuổi tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê và quận Hải Châu  - Thành phố Đà Nẵng” với mục tiêu:  Đánh giá tình trạng mất răng, phục hình răng.  Xác định nhu cầu và yêu cầu điều trị phục hình thay thế răng mất của người cao tuổi tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu và quận Thanh Khê. Đối tượng nghiên cứu Người cao tuổi đến khám và điều trị tại Khoa Liên chuyên khoa Mắt-Răng Hàm Mặt-Tai Mũi Họng (RHM-TMH) tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu và quận Thanh Khê. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 171 người ở độ tuổi ≥60 đến khám tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu và Thanh Khê đồng ý tham gia. Nhóm nghiên cứu khám, ghi nhận tình trạng răng miệng, số răng mất và hàm giả đang sử dụng. Kết quả Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi là 93,6%, số răng mất trung bình ở nhóm tuổi ≥75 cao hơn so với nhóm 60-74 tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê (p<0,05). 44,5% các đối tượng mất răng mang phục hình thay thế răng mất. 84,2% đối tượng nghiên cứu được đánh giá là cần có phục hình thay thế răng mất, 68,4% số người có yêu cầu  làm phục hình thay thế răng mất.
Năm 2020 nghiên cứu được thực hiện trên 171 đối tượng người cao tuổi tại khoa Liên chuyên  khoa Mắt-RHM-TMH Trung tâm Y tế quận Hải Châu và quận Thanh Khê, Thành phố Đà  Nẵng chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: Về tỉ lệ mất răng: Tỉ lệ mất  răng ở người cao tuổi là 93,6%. Trung bình số răng mất là 9,5 và số răng mất tăng dần theo tuổi. 44,5% các đối tượng mất răng mang  phục hình thay thế răng mất. 84,2% các đối tượng nghiên cứu đều được đánh giá là cần có phục hình thay thế răng mất. 68,4% số người có  yêu cầu làm phục hình thay thế răng mất.

ltnanh
Theo Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 58/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
 
9 loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật hoặc bị ốm
Chấn thương thể chất hoặc tình cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người theo các cách khác nhau. Dù là tiểu phẫu hay một trái tim tan vỡ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có tác dụng chữa bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.


 
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->