Ảnh minh họa: Internet
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá biển ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng phát triển. Tính đến năm 2020, diện tích nuôi cá biển lên đến 8700 ha và 3,8 triệu mét khối lồng, đạt sản lượng 38000 tấn. Trong đó cùng với cá mú, cá chim và cá bớp, cá chẽm là một đối tượng nuôi phổ biến bởi tốc độ tăng trưởng cao và khả năng chống chịu tốt với những biến động lớn của các yếu tố môi trường đặc biệt là độ mặn. Tuy nhiên nghề nuôi cá chẽm đang phải đối mặt với thách thức lớn về vấn đề dịch bệnh. Hai virus thường gặp ở cá chẽm là nodavirus thuộc họ Nodaviridae gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm giống (Ransangan và Manin 2010) và iridovirus (Girisha và cộng sự 2019). Nhiều nhóm kí sinh trùng được tìm thấy ở cá chẽm như nhóm nguyên sinh động vật (trùng quả dưa, trùng bánh xe, trùng loa kèn…), sán lá đơn chủ, sán lá song chủ… gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của cá (Wendover 2010).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh do vi khuẩn ngày càng gia tăng ở cá biển nói chung và cá chẽm nói riêng. Ba nhóm bệnh do vi khuẩn gây ra thường xuyên được nhắc đến là Streptococcosis, Tenacibaculosis và Vibriosis (Wendover 2010). Vibriosis được xem là mối nguy hại thường trực cho các đối tượng nuôi biển nói chung và cá chẽm nói riêng. Trong đó Vibrio harveyi là một trong những tác nhân phổ biến. Nghiên cứu của Vũ Khắc Hùng năm 2021 cho biết đã phân lập được 175 chủng vibrio từ 191 mẫu cá chẽm, Trong đó V. harveyi chiếm tỉ lệ cao nhất (45,71%). Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho thấy độc lực của các chủng V. harveyi mạnh hay yếu tùy thuộc vào sự có mặt của các gen độc lực ở chủng vi khuẩn này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá độc tính của chủng V. harveyi gây dịch bệnh lở loét ở cá chẽm nuôi lồng tại Vạn Ninh, Khánh Hòa tạo cở sở cho việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh có hiệu quả sau này.
Vật liệu nghiên cứu là cá thí nghiệm được mua từ trại sản xuất giống sau khi kiểm tra khẳng định đàn cá giống không bị nhiễm V. harveyi và đưa về Trung tâm nghiên cứu Giống và Dịch bệnh thủy sản lưu giữ ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm. Cá được nuôi trong bể 2000L với các thông số môi trường cơ bản được duy trì ở mức 28- 32ppt, pH: 7,9 – 8.3, DO >5ppm. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 lần/ngày và thay nước 2 ngày/lần. Vi khuẩn V. harveyi (Aus K0917) phân lập từ thận cá chẽm bị bệnh xuất huyết, lở loét thu tại lồng nuôi cá chẽm ở Vạn Ninh vào tháng 9/2017 được lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu Giống và Dịch bệnh thủy sản. Việc định danh chủng vi khuẩn trước khi sử dụng cho thí nghiệm dựa trên các đặc điểm sinh hóa theo mô tả của Bergey,1994 và được giám định lại bằng phương pháp giải trình tự gen tại Công ty Nam Khoa, Tp Hồ Chí Minh. Chủng vi khuẩn này được hoạt hóa trong môi trường TSB (tryptic soy broth, Merck) bổ sung 1,5% NaCl ở 30o C trong 24h trước khi cấy lại trên môi trường TSA ( tryptic soy agar, Merck) . Khuẩn lạc từ môi trường TSA sẽ được nuôi trong TSB bổ sung 1,5% NaCl ở 30o C trong 18h. Thu vi khuẩn bằng cách ly tâm ở 1000g trong 15 phút, rửa 2 lần bằng dung dịch nước nuối sinh lý đệm phosphate (phosphate buff ered saline – PBS, pH 7,4) trước khi pha loãng trở lại trong dung dịch PBS để đạt được mật độ 108 cfu/mL.
Vi khuẩn V. harveyi là tác nhân gây bệnh xuất huyết lở loét ở cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa. Độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập được khá cao với liều vi khuẩn gây chết 50% quần đàn cá chẽm là 104,25 CFU/cá khi cảm nhiễm vào xoang bụng. |