Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Ảnh hưởng của làm cỏ và mật độ cấy đến cỏ dại và sinh trưởng, năng suất giống lúa Hương thuần 8 canh tác theo hướng hữu cơ
Nghiên cứu do các giả Trần Thị Thiêm, Nguyễn Thị Loan, Thiều Thị Phong Thu thực hiện.

Cỏ dại được xếp hàng đầu trong số các tác nhân hạn chế năng suất lúa, làm giảm từ 5 – 10% sản lượng lúa ước tính toàn cầu. Cỏ dại cạnh tranh với cây lúa về không gian, dinh dưỡng, nước và ánh sáng, do đó ảnh hưởng lớn đến dinh trưởng và năng suất lúa. Ngoài ra, cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh, làm gia tăng các vấn đề về sâu bệnh hại, đồng thời cỏ dại cũng gây trở ngại khi người sản xuất thực hiện các biện pháp canh tác như tưới tiêu, thu hoạch. Thiệt hại về năng suất lúa do cỏ gây ra ở mức độ 35 – 37%, theo sau là do sâu hại (24 – 25%) và cuối cùng là nấm, vi khuẩn (13-14%). Ở Việt Nam, thiệt hại do cỏ dại gây ra trên lúa làm giảm năng suất lúa từ 25% ở lúa cấy đến 46% đối với lúa gieo sạ. Cây lúa là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng và giữu vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta. Sản xuất lúa gạo hữu cơ đã và đang gia tăng mạnh do nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng. Trong sản xuất lúa hữu cơ, thuốc trừ cỉ hóa học không được phép sử dụng, trong khi biện pháp sinh học còn hạn chế. Làm cỏ bằng tay là phương pháp hiệu quả để kiểm soát cỏ dại, tuy nhiên lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nguồn nhân lực và làm tăng chi phí sản xuất. Việc xác định số lần làm cỏ bằng tay và giai đoạn làm cỏ rất quan trọng nhằm đem lại hiệu quả trừ cỏ cao và chi phí sản xuất.

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của số lần làm cỏ và mật độ cấy đến kiểm soát cỏ dại và năng suất lúa Hương thuần 8 canh tác theo hướng hữu cơ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split-plot với ba lần nhắc lại. Nhân tố ô chính là số lần làm cỏ: Không làm cỏ (L0), làm cỏ một lần sau cấy 20 ngày (L1), làm cỏ hai lần sau cấy 20 ngày và 40 ngày (L2) và làm cỏ thường xuyên (mỗi lần làm cỏ cách nhau 20 ngày cho đến khi lúa trỗ, L3). Nhân tố ô phụ là mật độ cấy: 30 khóm/m2 (M1), 40 khóm/m2 (M2) và 50 khóm/m2 (M3). Kết quả cho thấy tăng số lần làm cỏ kết hợp với tăng mật độ cấy đã làm giảm số lượng và khối lượng chất khô của cỏ, dẫn đến tăng hiệu quả trừ cỏ. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, các yếu tố cấu thành và năng suất lúa cũng tăng đáng kể khi tăng đồng thời số lần làm cỏ từ L0 lên L2 và tăng mật độ cấy từ M1 lên M2. Tuy nhiên, khi tăng số lần làm cỏ từ L2 lên L3 cũng như tăng mật độ cấy từ M2 lên M3 không có sự sai khác về chỉ tiêu năng suất. Năng suất hạt cao nhất đạt được ở công thức L2M2, L2M3, L3M2 và L3M3 (4,34-4,47 tấn/ha).

nttvy
Theo Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->