Công nghệ [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Phát triển thành công bột khử trùng nước trong 60 giây
Các nhà khoa học từ Đại học Stanford và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC thử nghiệm loại bột khử trùng mới giúp nhanh chóng lọc sạch cốc nước 200 ml đã nhiễm khoảng một triệu vi khuẩn E. coli mỗi ml.

Loại bột mới cấu tạo từ các mảnh nano oxit nhôm, molybdenum sulfide, oxit sắt và đồng. Những chất này đều sẵn có và không đắt. Bên cạnh đó, chỉ cần lượng bột nhỏ cũng đủ để xử lý một lượng nước tương đối lớn.

Đầu tiên, cần khuấy một ít bột với nước bẩn đựng trong chai hoặc bình trong suốt, sau đó để bình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Molybdenum sulfide và đồng hấp thụ các photon từ ánh sáng, sau đó hoạt động như một chất bán dẫn cho phép photon giải phóng electron. Các electron này tự do phản ứng với nước, tạo ra các gốc hydroxyl và hydro peroxide tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ màng bảo vệ bên ngoài của chúng.

Khi quá trình lọc hoàn tất, những gốc hydroxyl và hydro peroxide còn lại sẽ nhanh chóng phân giải thành nước và oxy, giúp nước đủ an toàn để uống. Do chứa oxit sắt, các mảnh nano có thể được thu hồi để tái sử dụng bằng cách nhúng nam châm qua nước.

Trong thử nghiệm, nhóm chuyên gia cho lượng nhỏ bột vào cốc thủy tinh 200 ml đã nhiễm khoảng một triệu vi khuẩn E. coli mỗi ml ở nhiệt độ phòng. Sau khi đặt cốc nước dưới ánh mặt trời tự nhiên trong 60 giây, họ không phát hiện vi khuẩn nào sống sót. Một ưu điểm khác là loại bột này có thể tái sử dụng thêm 30 lần.

Các nhà khoa học hy vọng công nghệ mới sẽ được áp dụng ở những khu vực chưa phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng lọc nước, hoặc dùng cho người đi bộ cần lấy nước từ suối và hồ. Loại bột mới thậm chí hữu ích trong các nhà máy xử lý nước, nơi đang dùng tia cực tím nhân tạo để tiêu diệt vi khuẩn.

"Ban ngày, nhà máy có thể sử dụng ánh sáng mặt trời khả kiến, hoạt động nhanh hơn nhiều tia cực tím và còn giúp tiết kiệm năng lượng. Các mảnh nano khá dễ chế tạo và có thể nhanh chóng được nhân lên hàng tấn", giáo sư Yi Cui tại Đại học Stanford, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Bảo Lâm
Theo vietq (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Công nghệ mới  
 
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->