Nghiên cứu [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị ngoại tâm thu thất bằng song cao tần
Nghiên cứu do tác giả Hoàng Huy Liêm - Bệnh viện Đà Nẵng, Lê Ngọc Khánh Linh- Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị ngoại tâm thu thất bằng song cao tần.

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng . Ngoại tâm thu thất xuất hiện ở 1% người bình thường khi đo điện tâm đồ và có đến 40-75% người khỏe mạnh có ngoại tâm thu thất khi đeo holter điện tim 24-48 giờ . Theo nghiên cứu Framingham, ngoại tâm thu thất dày làm tăng nguy cơ đột tử . Ngoài việc gây triệu chứng khó chịu như hồi hộp, nhát hụt hay khó thở, các nghiên cứu gần đây cho thấy ngoại tâm thu thất dày cũng làm giảm chức năng tâm thu có thể hồi phục nếu điều trị khỏi ngoại tâm thu thất . Triệt đốt qua đường ống thông sử dụng năng lượng sóng cao tần có ưu điểm vượt bậc so với các thuốc chống loạn nhịp ở chỗ: điều trị mang tính triệt để với tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ biến chứng thấp . Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài được thực hiện với hai mục tiêu:  Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngoại tâm thu thất. Đánh giá hiệu quả điều trị ngoại tâm thu thất bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Đà Nẵng. đối tượng Đối tượng nghiên cứu 62 bệnh nhân ngoại tâm thu thất được điều trị bằng sóng cao tần tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có theo dõi,  Xử lý số liệu  Số liệu được xử lý theo các phương pháp thống kê thông thường trong Y học với hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. kết quả tỉ lệ thành công là 93,5%; tỉ lệ thất bại là 6,5%; có 6 vị trí ở đường ra thất phải khởi phát ngoại tâm thu thất, vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất ở thành trước đường ra thất phải chiếm tỉ lệ cao nhất (35,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất, điện thế hoạt động sớm và mapping tạo nhịp với kết quả điều trị bằng sóng cao tần. Tỉ lệ tái phát ngoại tâm thu thất là 5,2%.

Có 6 vị trí ở đường ra thất phải khởi phát ngoại tâm thu thất, vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất ở thành trước đường ra thất phải chiếm tỉ lệ cao nhất (35,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất, điện thế hoạt động sớm và mapping tạo nhịp với kết quả điều trị bằng sóng cao tần. Tỉ lệ thành công là 93,5%. Tỉ lệ tái phát ngoại tâm thu thất là 5,2%. Điều trị ngoại tâm thu thất bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị triệt để có hiệu quả cao, ít biến chứng, tỉ lệ tái phát thấp và nên là lựa chọn điều trị cho các bệnh nhân.

ltnanh
Theo Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 58/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Các nhà khoa học ghi lại được vụ nổ tia gamma hiếm gặp do sét đánh
Nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Science Advances đã mang lại những hiểu biết mới đầy thú vị về hiện tượng sét và các hiện tượng liên quan trong khí quyển. Các nhà khoa học từ Đại học Osaka lần đầu tiên quan sát được một vụ nổ bức xạ mạnh gọi là tia gamma trên mặt đất (TGF) xảy ra đồng thời với tia sét trong quá trình phóng điện sét.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->