Nghiên cứu [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Nghiên cứu tình hình trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng
Nghiên cứu do nhóm tác giả Dương Thị Kim Hoa, Phạm Thị Minh Quyên, Ngô Thị Hồng Lĩnh-Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng nhằm đánh giá tình hình trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản –Nhi Đà Nẵng

Bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến ở phụ nữ mang thai . Ước tính có khoảng 10% phụ nữ trên toàn thế giới đã trải qua trầm cảm trước sinh, tỉ lệ này còn cao hơn ở các nước đang phát triển, khoảng 15,6% . Phụ nữ mang thai bị trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt . Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của họ. Những phát hiện từ các nghiên cứu trên, cho thấy sự cần thiết phải sàng lọc trầm cảm ở phụ nữ mang thai tại những cơ sở chăm sóc tiền sản. Chiến lược này sẽ có lợi cho việc phát hiện sớm trầm cảm trong khi mang thai, nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe tâm thần cho bà mẹ và thai nhi như trong chiến lược Quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 2035 của Việt Nam. Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối của thành phố. Những trường hợp thai nghén nguy cơ cao đều được điều trị tại đây. “Liệu với những nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi có làm gia tăng thêm tỷ lệ trầm cảm ở đối tượng này hay không”?. Chính vì vậy, đề tài được thực hiện với mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm theo thang đo Edinburgh (EPDS) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu những phụ nữ thai nghén nguy cơ cao, có hồ sơ bệnh án điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng đồng ý tham gia nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện: chọn tất cả hồ sơ bệnh án của những thai phụ được chẩn đoán thai nghén nguy cơ cao đang điều trị. phân tích số liệu: Phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Áp dụng các thuật toán thống kê mô tả để trình bày các tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,… và phép kiểm định ANOVA, T – test để tìm mối liên quan. Kết quả tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao là 36,5% và một số yếu tố liên quan: sống một mình; tiền sử có mắc Covid – 19, bệnh lý về máu; có hút thuốc lá, thai kỳ lần này không mong đợi, có rối loạn giấc ngủ và có lo lắng buồn phiền khác kèm theo (p<0,05).

Nghiên cứu trên 312 phụ nữ thai nghén nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ có nguy cơ bị trầm cảm là tương đối cao. Bên cạnh một số yếu tố liên quan đến tiền sử bệnh tật như mắc Covid - 19; bệnh lý về máu thì sống một mình, thai kỳ không mong đợi, rối loạn giấc ngủ, có lo lắng buồn phiền khác kèm theo cũng đóng vai trò quan trọng để làm tăng tỷ lệ trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu (p< 0,05).

ltnanh
Theo Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 58/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Các nhà khoa học ghi lại được vụ nổ tia gamma hiếm gặp do sét đánh
Nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Science Advances đã mang lại những hiểu biết mới đầy thú vị về hiện tượng sét và các hiện tượng liên quan trong khí quyển. Các nhà khoa học từ Đại học Osaka lần đầu tiên quan sát được một vụ nổ bức xạ mạnh gọi là tia gamma trên mặt đất (TGF) xảy ra đồng thời với tia sét trong quá trình phóng điện sét.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->