Theo y văn, tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm cần được quản lý, phát hiện và xử trí kịp thời tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này phần lớn tập trung ở các bệnh viện chuyên khoa nên chưa phổ biến đến các đơn vị y tế trong công tác phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, tại các cơ sở y tế vẫn còn nhiều trường hợp tiền sản giật có biến chứng như sản giật, hội chứng HELLP, băng huyết sau sanh,... do đó, ngành y tế cần phổ biến sâu rộng bệnh lý này cho các cơ sở y tế. Tại Cần Thơ, tiền sản giật rất hay gặp, khi sản phụ nhập viện thường có những biến chứng nặng nề nên vấn đề điều trị tương đối khó khăn và phức tạp, gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi nhưng việc nghiên cứu về tiền sản giật lại không được quan tâm nhiều, nghiên cứu có tính rời rạc, thái độ xử trí chưa có sự thống nhất, xuất phát từ đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng nghiên cứu các thai phụ có tuổi thai trên 28 tuần nhập viện tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thu thập số liệu: Dựa trên phiếu thu thập số liệu được thiết kế sẵn bao gồm các nội dung như nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở; tuổi mẹ, tuổi thai, số lần khám thai, tiền căn sản phụ khoa, kinh tế gia đình, đo huyết áp để đánh giá chỉ số huyết áp, phân loại tiền sản giật, các triệu chứng như phù, nhức đầu, hoa mắt,… các xét nghiệm như công thức máu (chú ý tiểu cầu), sinh hóa máu (ure, cretinin, AST, ALT, LDH, acid uric), chức năng đông máu, đạm niệu. Đánh giá kết quả điều trị qua các biến số như tình trạng sản phụ sau sinh, diễn tiến huyết áp, thời gian nằm viện và các biến chứng cho mẹ như sản giật, nhau bong non, hội chứng HELLP. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ: qua chỉ số Apgar, cân nặng, tuổi thai, và các biến chứng như suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, thai chết lưu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm epidata 3.0 và Stata 10.0. Kết quả Có 46,79% huyết áp ≥160/110 mmHg và 44,04% huyết áp 150/100mmHg. Triệu chứng nặng là nhức đầu, đau thượng vị, nhức đầu kèm yếu tố khác như mờ mắt hoặc đau thượng vị. Có 48,57% trường hợp có biến chứng cho mẹ và thai nhi. Tuổi thai trung bình là 36,95 ± 3,24 tuần; có 57,14% ở tuổi thai 37- 40 tuần. Protein niệu là 1095,24 ± 913,98 mg/dl. Có 47,77% có 44,04% trường hợp hợp có protein niệu là 0,5 gram đến 1 gram trong 24 giờ. Tiểu cầu là 228.000/mm3± 55.000/mm3. Tiểu cầu < 100.000/mm3 là 1,83%. Kết quả điều trị: Tỷ lệ mổ lấy thai là 94,5%, với chỉ định chấm dứt thai kỳ là tiền sản giật kèm theo yếu tố bất thường như thiểu ối, thai quá ngày, con quý, thai suy dinh dưỡng bào thai chiếm 79,36%; trọng lượng trẻ là 2691,429± 753,66 gram; có 15,6% trẻ ≤ 2000gram và 14,68% trẻ từ 2000 đến 2500 gram.
Nghiên cứu 109 trường hợp có 46,79% trường hợp bị tăng huyết áp với trị số ≥160/110 mmHg và 44,04% có huyết áp 150/100mmHg. Trong 16 trường hợp nặng có 13 bệnh nhân nhức đầu, chiếm 81,26%. 51 trường hợp có biến chứng chiếm 48,57%- thiểu niệu và vô niệu chiếm 76,47%; sản giật là 17,65%. Tuổi thai trung bình khi nhập viện là 36,95 ± 3,24 tuần; Protein niệu trung bình là 1095,24 ± 913,98 mg/dl. Tiểu cầu trung bình là 228.000/mm3± 55.000/mm3 . Cách thức sanh: Tỷ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu là 94,5%, với chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng mổ lấy thai là tiền sản giật kèm theo yếu tố bất thường như thiểu ối, thai quá ngày, con quý, thai suy dinh dưỡng bào thai chiếm 79,36%. Trọng lượng trung bình là 2691,429± 753,66 gram.
|