Nghiên cứu [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Khảo sát rối loạn miễn dịch thế dịch ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết tại khoa nhi cấp cứu – hồi sức tích cứu và chống độc, bệnh viện phụ sản nhi Đà Nẵng
Nghiên cứu Võ Hữu Hội, Võ Tấn Ngà - Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng Khảo sát tình trạng rối loạn miễn dịch thể dịch và mối liên quan giữa nồng độ các kháng thể miễn dịch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ tử vong trong 28 ngày ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết.

Nhiều nghiên cứu đã đưa bằng chứng về  tình trạng nghiên cức chế miễn dịch trong NTH nặng, cơ chế phản ứng chống viêm, chết tế  bào chương trình chiếm ưu thế. Bạch cầu giảm đặc biệt là tế  bào lympho B, đưa đến sản xuất các kháng thể miễn dịch bị thiếu hụt. Tuy nhiên, các thử nghiệm được tiến hành ở các nhóm nhỏ và chưa  có nhiều nghiên cứu  ở  bệnh nhi NTH. Xuất phát từ  những vấn đề  nêu trên, nghiên cứu “Khảo sát rối loạn miễn dịch thể dịch ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết tại khoa Nhi Cấp cứu -Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Phụ  sản nhi Đà Nẵng”  được thực hiện với mục tiêu  Khảo sát tình trạng rối loạn miễn dịch thể  dịch và mối liên quan  giữa nồng độ  các kháng thể  miễn dịch với một số  đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,  tỷ  lệ  tử  vong  trong 28 ngày ở bệnh nhi NTH. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhi từ  01 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán NTH điều trị  tại khoa Hồi sức nhiBệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng trong thời gian từ 1/2020 - 1/2022. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành lấy máu bệnh nhi để  lượng giá kháng thể  IgG, IgM, IgA, IgEngay sau khi trẻ được chẩn đoán nhiễm trùng huyết. Đánh giá triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng  và theo dõi trẻ  đến 28 ngày để  ghi nhận kết quả điều trị (sống hay tử vong). Kết quả thấy tỷ lệ giảm nồng độ kháng thể IgG, IgM, IgA so với giá trị tham chiếu là 25,3%; 14,3% và 15,4%.  Tỷ lệ tăng  nồng độ kháng thể IgG, IgM, IgA, IgE lần lượt là 38,4%; 26,4%; 20,9% và 11,0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ  kháng thể  IgG và IgM  với  tỷ  lệ  sốc, suy đa cơ quan,  p < 0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong 28 ngày giữa 2 nhóm nồng độ IgG giảm và tăng (p > 0,05).

Tỷ lệ tăng nồng độ kháng thể IgG, IgM, IgA, IgE so với giá trị tham chiếu của các lứa tuổi tương ứng là 38,4%; 26,4%;  20,9% và 11,0%. Số trường hợp bệnh nhi giảm nồng  độ kháng thể IgG, IgM, IgA chiếm tỷ lệ lần lượt là 25,3%, 14,3% và 15,4%. Có sự khác biệt  có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng sốc, MODS với nồng độ kháng thể IgG và IgM, p < 0,05. Nồng độ kháng thể miễn dịch không có mối liên quan với khả năng sống sót trong 28 ngày ở bệnh nhi NTH.

ltnanh
Theo Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 58/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Các nhà khoa học ghi lại được vụ nổ tia gamma hiếm gặp do sét đánh
Nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Science Advances đã mang lại những hiểu biết mới đầy thú vị về hiện tượng sét và các hiện tượng liên quan trong khí quyển. Các nhà khoa học từ Đại học Osaka lần đầu tiên quan sát được một vụ nổ bức xạ mạnh gọi là tia gamma trên mặt đất (TGF) xảy ra đồng thời với tia sét trong quá trình phóng điện sét.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->