Nghiên cứu [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa trên một số mô hình in vitro của dược liệu bim bịp clinacanthus ( burm.f) lindau, acanthaceae
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Trang Đài, Cao Nguyễn Ngọc Ân, Lê Thị Thanh Yến - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghiên cứu nhằm xác định hoạt tính kháng oxy hóa các cao toàn phần và cao phân đoạn của Bìm bịp trên một số mô hình in vitro mô hình DPPH, thử nghiệm FRAP.

Cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau, Acanthaceae), từ lâu đã được xem là vị thuốc cổ truyền ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Theo Y học cổ truyền, Bìm bịp có tác dụng chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, điều kinh. Người dân thường dùng lá tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gãy xương kín, [11]…. Ngoài ra dược liệu Bìm bịp còn được dùng trong một số bài thuốc trị thấp khớp, thoái hóa cột sống, có tác dụng kháng viêm. Ở Trung Quốc, toàn bộ thân, lá dược liệu Bìm bịp được sử dụng theo cách khác nhau để điều trị tình trạng viêm như tụ máu, đụng dập, thương tích căng, bong gân và bệnh thấp khớp. Ngoài ra còn dùng để trị chứng thiếu máu, vàng da và đắp cho mau lành xương bị gãy. Y học dân gian của các nước đã ghi nhận, Cây Bìm bịp có tác dụng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, độc tế bào, trị côn trùng cắn, sốt, ban da, lỵ, đái tháo đường [11], [12], [13]. Tại Việt Nam, chưa có những báo cáo nghiên cứu sâu về tác dụng sinh học và hóa học từ cây bìm bịp. Trong bài báo này báo cáo kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa in vitro từ cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau) mọc tại Việt Nam. Đối tượng  Dược liệu Bìm bịp được thu hái tại Núi Cấm – An Giang , phương pháp nghiên cứu tiến hành chiết xuất bộ phận dùng bằng cồn 96%, chiết phân bố lỏnglỏng cao cồn với các dung môi có độ phân cực tăng dần dichloromethan, ethyl acetat, và nước thu được các cao phân đoạn, sắc ký cột chân không cao phân đoạn thu được phân đoạn đơn giản. Thử tác dụng kháng oxy hóa trên các cao bộ phận dùng và các cao phân đoạn trên mô hình thử khả năng loại gốc tự do DPPH và mô hình khử sắt FRAP.  kết quả  tác dụng kháng oxy hóa các bộ phận dùng của dược liệu Bìm bịp cho thấy cao thân có tác dụng mạnh nhất. Chiết phân bố lỏng-lỏng cao thân với các dung môi khác nhau thu được các cao phân đoạn dichloromethan, ethyl acetat và nước, kết quả thử kháng oxy hóa cao ethyl acetat có tác dụng mạnh, sắc ký cột chân không cao ethyl acetat thu được 4 phân đoạn, thử tác dụng kháng oxy hóa trên 4 phân đoạn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động thu dọn gốc tự do DPPH dựa trên nồng độ IC50 của thân là 102,67 µg/mL của rễ là 913,59 µg/mL cho thấy hiệu lực kháng oxy hóa của thân cao hơn rất nhiều so với rễ, trong khi đó IC50 của lá không xác định được ở điều kiện hiện tại. Cao toàn phần thân C.nutans được chiết với các dung môi có độ phân cực tăng dần DCM, EtOAc và nước. Kết quả khảo sát cho thấy phân đoạn EtOAc cho kết quả dương tính rõ nhất trên bản mỏng và có IC50 thấp nhất (IC50 = 73,19 µg/mL) trong khi đó IC50 của cao DCM là 675,51µg/mLvà IC50 của cao nước 201,8 µg/mL nên được chọn để tiếp tục phân lập trên sắc ký cột. Điều này phù hợp vì các polyphenol thường tan tốt trong dung môi phân cực trung bình. Đồng thời trong nghiên cứu của Md. Ariful Alam [9] nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa trên các cao phân đoạn ethyl acetat, butanol, hexan, methanol và nước của C. nutans thì cao ethyl acetat ức chế mạnh nhất gốc tự do DPPH 79.98 ± 0.31% (IC50= 269,1 µg/mL) so với các cao còn lại và có hàm lượng các hợp chất flavonoid và phenolic cao nhất. Kết quả thực nghiệm trong thử nghiệm DPPH thu được cao hơn so với nghiên cứu trước đây của Md. Ariful Alam [10]. Nguyên nhân có thể là do vùng địa lý khác nhau, thời điểm thu hái, bảo quản có ảnh hưởng đến lượng thành phần hóa học trong thực vật.

ltnanh
Theo Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 57/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Các nhà khoa học ghi lại được vụ nổ tia gamma hiếm gặp do sét đánh
Nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Science Advances đã mang lại những hiểu biết mới đầy thú vị về hiện tượng sét và các hiện tượng liên quan trong khí quyển. Các nhà khoa học từ Đại học Osaka lần đầu tiên quan sát được một vụ nổ bức xạ mạnh gọi là tia gamma trên mặt đất (TGF) xảy ra đồng thời với tia sét trong quá trình phóng điện sét.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->