Quá trình phân mảnh rừng xảy ra khi các diện tích rừng liên tục và sinh cảnh giàu sinh thái bị chia cắt thành các phần nhỏ hơn và bị cô lập bởi các kiểu che phủ khác không giống như ban đầu nó cũng tạo ra các bìa mới giữa rừng tự nhiên và đất không có rừng. Do đó, mất độ che phủ của rừng đã trở thành một trong những mối quan tâm của các nhà khoa học vì tác động của nó đối với đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, thay đổi độ che phủ và phân mảnh rừng tự nhiên có thể được coi là một chỉ số của quản lý rừng bền vững. Sự phân mảnh rừng ngày càng gia tăng có tác động đáng kể đến thành phần quần thể, sự phân bố và sự phong phú của các loài động thực vật. Hơn nữa, nó cũng làm thay đổi các đặc tính của môi trường sống còn lại
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động và phân mảnh rừng tự nhiên. Nghiên cứu đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat và kỹ thuật GIS để phân tích biến động và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố không gian có liên quan đến tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự thay đổi của các dạng che phủ rừng và phân mảnh rừng đã xảy ra, sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả ở huyện Nam Đông trong tương lai. Diện tích rừng tự nhiên được xác định trên cơ sở phân tích tư liệu ảnh Landsat năm 2005 (49.730,9 ha); 2015 (48.850,5 ha) và 2020 (47.805,4 ha). Rừng tự nhiên thay đổi giai đoạn 2005-2015 và 2015-2020 với diện tích tương ứng lần lượt là 1.162,5 ha và 1.205,3 ha. Rừng tự nhiên bị mất trong vòng 15 năm (2005-2020) do chuyển đổi sang mục đích trồng rừng Keo thương mại (1.568,4 ha), phát triển cơ sở hạ tầng và mục đích sử dụng khác (461,7 ha).
Kết quả cho thấy rừng tự nhiên đã giảm từ 76,77% năm 2005 xuống còn75,41% năm 2015 và 73,79% năm 2020. Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên và phân mảnh rừng thay đổi trong giai đoạn 2005-2015 và 2015-2020 tương ứng là 0,41%; 1,77% và 1,93%; 2,32%.Những nhân tố được xác định có ảnh hưởng lớn nhất đến biến động và phân mảnh rừng tự nhiên từ năm 2005 đến 2020, bao gồm các khu rừng tự nhiên ở độ cao (≤300 m), độ dốc(≤150), tiếp cận các con đường (≤2000 m), các con sông suối (≤1000 m) và khu dân cư gần gần nhất (≤4000 m), rừng TXP, hỗn giao gỗ tre nứa, rừng TXN, bìa rừng, rừng cách ly thuộc rừng sản xuất và phòng hộ do UBND các xã và các cộng đồng quản lý. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý lâm nghiệp đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng tự nhiên có hiệu quả ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai. Những nhân tố được xác định có ảnh hưởng lớn nhất đến biến động và mất rừng tự nhiên, bao gồm độ cao, độ dốc, tiếp cận các con đường, sông suối và khu dân cư gần nhất, chất lượng rừng, loại rừng và chủ rừng, và các dạng phân mảnh rừng.
|