Xe điện Tesla Roadster "lăn bánh" trên quỹ đạo Trái đất năm 2018 Ảnh: SPACE X
Một số ví dụ có thể kể đến là: Lon soda của Pepsi trôi bên ngoài Trạm Vũ trụ Mir của Nga vào năm 1996, bánh pizza của Pizza Hut theo tên lửa lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 2001 hay hãng SpaceX phóng chiếc xe điện Tesla Roadster lên quỹ đạo năm 2018
Quảng cáo ngoài không gian có nhiều ưu thế vượt trội, chẳng hạn được hàng trăm triệu hoặc hàng tỉ người từ nhiều quốc gia nhìn thấy và "tuổi thọ" của mẩu quảng cáo kéo dài nhiều tuần, nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ.
Mới đây, Viện Skolkovo và Viện Vật lý và công nghệ Moscow (đều của Nga) công bố một phân tích nêu rõ toàn bộ chi phí phóng một mạng lưới vệ tinh nhỏ, phát sáng (để làm bảng quảng cáo) ước khoảng 65 triệu USD và có khả năng sinh lời cao. Trên phương diện quốc gia, 65 triệu USD chỉ là số tiền nhỏ nếu so với cơ hội quảng bá hình ảnh cực kỳ lớn.
Thế nên, không khó hiểu khi quảng cáo ngoài không gian đang "nở nồi" trên khắp thế giới, nhất là tại các nước mạnh về du hành vũ trụ như Nga, Trung Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Ấn Ðộ, Nhật Bản...
Ðiều thuận lợi là chi phí "lắp đặt" ngoài không gian đã giảm rất nhiều và vẫn tiếp tục giảm, nhờ vào sự kết hợp của việc thu nhỏ thiết bị điện tử và tên lửa tái sử dụng. Trước đây, vệ tinh to như ôtô nhưng nay chỉ bằng cái lò nướng bánh nhỏ, còn chi phí phóng tên lửa từ 100 triệu USD đã giảm còn 10 triệu USD.
Ðến đây, một vấn đề đặt ra là hiện không có bất cứ điều luật quốc tế hay hiệp ước nào về quảng cáo ngoài không gian. Hiện chỉ có Mỹ và Luxembourg cấm phóng tên lửa trên đất nước mình để phục vụ quảng cáo ngoài không gian. Liệu các nước nên hợp tác đặt ra quy định ngay từ đầu hay cứ để các phát kiến tự do "bung xõa" rồi mới tính đến chế tài?
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/den-thoi-cua-quang-cao-ngoai-khong-gian-20230107094037999.htm |