Nghiên cứu được tiến hành trên 7 giống dưa chuột gồm Champ 937, F1Phú Nông 779, Kiếm Đài Loan, Madam 579, CUS 067, CUS 070 và giống đối chứng Chaiyo 578. Thí nghiệm thực hiện ngoài đồng ruộng trong vụ Xuân Hè năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống dưa chuột và xác định được giống dưa chuột phù hợp với điều kiện sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (65 -80 ngày), phù hợp với điều kiện địa phương. Các giống dưa chuột có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng (19,87 tấn/ha) như Kiếm Đài Loan (29,93 tấn/ha), CUS 067 (22,26 tấn/ha), F1Phú Nông 779 (22,60 tấn/ha) và có chất lượng tốt như ruột quả đặc, quả giòn, không bị đắng ở đầu quả, vỏ quả màu xanh đến xanh đậm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Từ khóa:Giống dưa chuột, Năng suất, Chất lượng, Sinh trưởng phát triển.
|
Dưa chuột(Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí, thân dây leo, là loại rau ăn quả ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong bữa ăn hàng ngàynhư một loại rau ăn mát và giòn. Trong trái dưa chuột, nước chiếm đến 90%. Các vitamin và khoáng tố trong dưa chuột cũng mang lại những lợi ích sức khỏe mà không phải bất cứ loại củ quả hay trái cây nào cũng có, trong 100 g quả dưa chuột cho 15 kcal; 0,6 g protein; đường 1,2 g; chất béo 0,1 g; chất xơ 0,7 g; 150 mg kali; 23 mg photpho; 19 mg canxi; 13 mg natri; 1 mg sắt và các vitamin như vitamin C, A, B1, B2 ...có trong vỏ dưa. ề mặt y học, dưa chuột được biết đến như một chất lợi tiểu tự nhiên có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, thải độc, giúp giảm lượng cholesterol và chống khối u, có tác dụng an thần, khoẻ hoá hệ thần kinh, làm tăng trí nhớ. Ngoài ra do đặc điểm giàu các nguyên tố khoáng như kali và ít natri nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể cho làn da đẹp và khoẻ mạnh hơn. Về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp.
các giống dưa chuột hiện trồng phổ biến trong sản xuất chủ yếu là các giống địa phương với năng suất, chất lượng thấp, chóng lụi, dễ nhiễm sâu bệnh và nhất là dễ bị thoái hoá giống. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu thời tiết của miền Trung, cho năng suất cao, ổn định, phù hợp với thị hiếu của người tiêudùng. Mục đích của nghiên cứu nhằm (1) Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và khả năng thích ứng của các giống dưa chuột; (2) Xác định được giống dưa chuột phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thí nghiệm được tiến hành trên 6 giống dưa chuột được thu thập và 1 giống đối chứng được trồng phổ biến ở địa phương. Được tiến hành trong vụ Xuân Hè năm 2020, trên chân đất thịt tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều là những giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng từ 65 -80 ngày, phù hợp với cơ cấu cây trồng trong vụ Xuân Hè tại Thừa Thiên Huế. Các giống dưa chuột đều sinh trưởng, phát triển tốt. Chiều cao thân chính dao động từ 163,64 -226,95 cm, số lá trên thân chính dao động từ 19,80 -28,33 lá, số cành cấp 1 dao động từ 3,77 -6,23 cành và không phân cành cấp 2. Tổng số hoa dao động từ 18,25 -57,23 hoa. Tổng số hoa cái và tỷ lệ hoa cái ở giống CUS 067 và CUS 070 đạt cao nhất trên 65%. Tổng số quả trên cây dao dộng từ 3,63 -8,75 quả. Tỷ lệ đậu quả dao động từ 51,13 -68,73%.
Các giống dưa chuột đều bị sâu, bệnh gây hại. Một số loại sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả như bọ dưa, ruồi đục quả, sâu xanh ăn lá, bệnh giả sương mai và bệnh phấn trắng. Các giống dưa chuột có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng 19,87 tấn/ha) là Kiếm Đài Loan (29,93 tấn/ha), CUS 067 (22,26 tấn/ha), F1Phú Nông 779 (22,60 tấn/ha) và có chất lượng tốt như ruột quả đặc, quả giònđến rất giòn, không bị đắng ở đầu quả, vỏ quả màu xanh đến xanh đậm.
|