Một trong những loại cây có nhiều công dụng làm thuốc, làm thực phẩm chức năng như: Cây Thổ sâm cao ly còn có tên khác là Thổ nhân sâm, tên khoa học thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Cây thổ sâm cao ly có chứa các hợp chất dược tính như phytosterol, saponi, flavonoid và tanin có tác dụng hiệu quả trong các bệnh Parkinson, bệnh tim, giảm mỡ máu. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, việc trồng hai loại cây này còn ít được quan tâm nghiên cứu. Chủ yếu trồng theo kiểu bán hoang dại, khai thác theo kiểu tự cung tự cấp. Để thương mại hoá sản phẩm rất cần có nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc để hướng tới sản xuất trên quy mô lớn. Phân bón qua lá là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh cho cây trồng, đặc biệt là cây ngắn ngày, chịu khai thác.
Nghiên cứu này thực hiện 2 thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của phun phân bón lá cho cây ngải cứu và thổ sâm cao ly. Mỗi thí nghiệm bố trí 4 công thức (đ/c- phun nước lã; Komix; Đầu trâu 501 và Growmore) theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD, 3 lần nhắc lại.
Kết quả cho thấy: phun phân bón lá làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất lá của cây ngải cứu và cây thổ sâm cao ly so với đối chứng. Phun Đầu trâu 501 tăng chiều cao, số lá, khả năng ra nhánh, năng suất thực thu cây thổ sâm cao ly và cây ngải cứu ở hai lứa cắt, thể hiện rõ hơn ở lứa cắt thứ 2. Đối với cây ngải cứu, LAI đạt cao nhất (3,9m2 lá/m2 đất); năng suất cá thể (19,3 g/cây) năng suất thực thu (23,9 tạ/ha), tiếp đến là phun Komix (CT2) và growmore (CT4) đạt 19,4 tạ/ha. Đối với cây thổ sâm cao ly, phun Đầu trâu 501 (CT3) rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng số lá, số nhánh, LAI, năng suất hơn các công thức còn lại ở cả hai lứa cắt. Ở lứa cắt 1, LAI lá đạt 1,1m2 lá/m2 đất, năng suất cá thể 19,5 g/cây và năng suất thực thu đạt 25,3 tạ/ha. Phun phân qua lá làm tăng mùi nhưng ít ảnh hưởng đến vị của cây ngải cứu và độ nhớt của thổ sâm cao ly.
|