Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (24/04/2020) ]
Tình hình gây hại và đặc điểm sinh học của loài sâu (Conogethes punctiferalis Guenée) đục quả mắc ca tại tỉnh Lai Châu
Nghiên cứu do các tác giả Lê Văn Bình, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Quốc Thống, Trần Viết Thắng, Nguyễn Thị Tuyên, Trang A Tổng – Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.

Mắc ca là cây nhập nội có giá trị kinh tế cao về kinh tế và nằm trong danh mục các loại cây lâm sản ngoài gỗ chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, cụ thể gây trồng tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên (Theo quyết định số 4961/QĐ –BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2014).  Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã phê duyệt đề án khuyến khích phát triển cây mắc ca tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2021 là 3.600 hecta, trong đó trồng vào nương chè là 1.000 hecta, trồng thuần loài và trồng xen thay thế cây sả 2.600 cây, các doanh nghiệp trồng 1.600 hecta, hộ gia đình và cá nhân giống khoảng 1.000 hecta (Theo quyết định số 1655/QĐ UBND tỉnh Lai Châu ký ngày 26 tháng 12 năm 2017). Tuy nhiên trên diện tích trồng rừng trồng mắc ca từ 5 đến 9 năm tuổi tại thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên và một số huyện khác đang bị một số nhóm loài sâu hại như sâu ăn lá cây, câu cấu xanh lớn, bọ cánh cứng, rệp; nhóm sâu hại thân là sâu đục thân, nhóm sâu hại hoa là sâu ăn hoa, rệp, bọ xít và nhóm sâu hại quả là sâu đục quả, bọ trĩ.

Loại sâu (Conogethes punctiferalis Guenée) phân bố ở miền Nam và miền đông Châu Á Indonesia và nêu nêu rồi sau này cũng xuất hiện ở Hawaii nishida 2002 ở châu Á sau phân bố ở các nước và vùng lãnh thổ như Bangladesh, Brunei Colombia, China, Indonesia,… Ở châu Úc, chúng phân bố ở các nước như Úc, Papua, New Guinea (Waterhouse, 1993; Zhsng et al., 1994, Pucat, 1995, EPPO, 2013). Tại Việt Nam, loài sâu (Conogethes punctiferalis Guenée) đục quả gây hại nhãn phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Cúc, 1998) và ở phía Bắc, chúng gây hại có xu hướng gia tăng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và huyện Chương Mỹ, Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội (Nguyễn Xuân Hồng, 2000). Theo báo cáo điều tra sơ bộ năm 2019 về tình hình sâu hại cây mắc ca ở vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thì hiện nay cây mắc ca đang có một số loài sâu hại như sâu đục thân cành, sâu ăn lá và đặc biệt là loài sâu hại quả dẫn đến giảm năng suất và chất lượng quả.

Hiện nay loại sau lần đầu tiên được phát hiện gây hại được quả mắc ca tại Lai Châu dưới đây là kết quả nghiên cứu về tình hình gây hại đặc điểm hình thái vòng đời và đặc tính của loài sâu đục quả mắc ca tại tỉnh Lai Châu.

Qua thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy, loài sâu (Conogethes punctiferalis Guenée) đục quả gây hại rừng trồng Mắc ca 6 năm tuổi tại thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên; loài sâu này lần đầu tiên phát hiện gây hại quả Mắc ca tại tỉnh Lai Châu. Trưởng thành cơ thể màu vàng, có nhiều chấm đen hình tròn và hình trái xoan; trưởng thành cái dài trung bình 13,2 mm (±0,1 mm); sải cánh rộng trung bình 24,8 mm (±0,2 mm); trưởng thành đực dài trung bình 12,3 mm (±0,2 mm); sải cánh rộng trung bình 23,2 mm (±0,2 mm); mắt kép, màu đen, râu đầu hình sợi chỉ. Trứng hình cầu, màu vàng nhạt, sau chuyển màu nâu sẫm, dài trung bình 0,91 mm (±0,05 mm). Sâu non có 5 tuổi, màu sắc tương đối giống nhau, kích thước tuổi 1 dài trung bình 3,8 mm (±0,1 mm); tuổi 2 dài trung bình 6,8 mm (±0,2 mm); tuổi 3 dài trung bình 11,2 mm (±0,3 mm); tuổi 4 dài trung bình 13,3 mm (±0,1 mm) và tuổi 5 dài trung bình 16,2 mm (±0,2 mm). Nhộng màu nâu sau chuyển màu nâu sẫm cách gián đến nâu đậm; dài trung bình 12,8 mm (±0,3 mm). Sâu đục quả Mắc ca nuôi ở kiện nhiệt độ trung bình 29,50 C và độ ẩm 85%; thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 40,8 ngày.

Vân Anh
Theo Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Kỳ 21- Tháng 11/2019
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->