Sức khỏe
[ Đăng ngày (21/03/2020) ]
|
Nghiên cứu tình hình Stress và đánh giá kết quả can thiệp ở sinh viên ngành y học dự phòng tại Trường đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016 - 2017
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Thị Tâm, Phạm Trung Tín - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu 1)Xác định tỉ lệ stress, mức độ stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên ngành Y học dự phòng theo thang đánh giá Cảm nhận stress; 2) Đánh giá kết quả can thiệp bằng chương trình giảm stress dựa trên sự tỉnh giác.
|
Tình trạng stress trong môi trường giáo dục đã được ghi nhận là nghiêm trọng hơn trong nhiều lĩnh vực, đặt biệt là ở đối tượng sinh viên, học viên tại các trường đại học và cao đẳng y khoa trên thế giới.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về stress ở đối tượng sinh viên các trường y khoa.. Sinh viên Y học dự phòng từ năm thứ 2 đến sinh viên năm thứ 5 ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thiết kế mô tả cắt ngang và đánh giá trước và sau can thiệp giảm stress trong thời gian 8 tuần, sử dụng thang đo nhận cảm stress.
Kết quả Tỷ lệ stress ở sinh viên Y học dự phòng trường Đại học Y Dược Cần Thơ là 77,62%. Trong đó có 37,57% sinh viên có mức độ stress nhẹ, 34,25% sinh viên có mức độ stress trung bình và 5,8% sinh viên có mức độ stress nặng. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa mức độ stress mức độ nặng và trung bình (stress bệnh lý) với các yếu tố giới, một số sự kiện liên quan đến gia đình như có bất đồng với cha mẹ và người thân bị bệnh nặng, và việc kết thúc tình yêu. Sau can thiệp bằng chương trình giảm stress bằng sự tỉnh giác, tỷ lệ giảm stress chung là 63,48%. Nghiên cứu không mối liên quan giữa thay đổi kêt quả học tập và mức độ giảm stress.
Chương trình giảm stress bằng sự tỉnh giác trong 8 tuần có tác dụng làm giảm mức độ stress ở sinh viên. |
ltnanh
Theo Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 13-14/2018 |