Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (26/05/2019) ]
Chống buôn lậu: Không có vùng cấm
Cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn nóng bỏng trên tất cả các địa phương, địa bàn… Điều này đòi hỏi các lực lượng chức năng phải luôn nỗ lực hết mình, nâng cao năng lực bản thân và ổn định tư tưởng, quán triệt quan điểm không có vùng cấm.

Theo đánh giá của ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia - những năm gần đây, tình trạng sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng đang có chiều hướng phức tạp và gia tăng tại các địa bàn trọng điểm.

Cụ thể, tại khu vực biên giới, những địa bàn trọng điểm về buôn lậu gian lận thương mại thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang... Hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường mòn, lối mở, chủ yếu là ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã, đồ điện gia dụng, bách hóa tiêu dùng, gia cầm, phụ tùng máy móc, phế liệu, dược liệu, thuốc lá, đường, rượu...

Đối với các cửa khẩu, địa bàn trọng điểm là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng; bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Hàng hóa vi phạm thường là hàng gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao như: Vàng, ngoại tệ, sản phẩm động vật hoang dã, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, đồ điện tử, rượu ngoại, xì gà... Đáng chú ý, ngay sau khi hãng Apple giới thiệu sản phẩm năm 2018,

các đối tượng đã buôn lậu mặt hàng này với số lượng lớn như lực lượng Hải quan phát hiện, thu giữ gần 1.200 điện thoại qua sân bay Nội Bài, hơn 200 điện thoại qua sân bay Tân Sơn Nhất...

Chánh văn phòng thường trực BCĐ 389 cũng thông tin, tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế trọng điểm như: Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu… hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp với các thủ đoạn tinh vi, chủ yếu lợi dụng bất cập trong chế độ, chính sách, các ưu đãi về thuế, tiêu chuẩn hàng hóa và công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu liên quan đến ma túy, động vật hoang dã… và đáng chú ý là vi phạm về nhập khẩu phế liệu.

Tại vùng biển Đông Bắc, miền Trung và Tây Nam bộ, các đối tượng buôn lậu xăng dầu hoạt động mạnh. Một số đối tượng còn cải hoán tàu đánh cá xa bờ thành tàu chở dầu nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.

Năm 2018, lực lượng cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ, có vụ thu giữ gần 5 triệu lít dầu DO trị giá trên 57 tỷ đồng.

Còn trong thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra ở nhiều nơi với nhiều mặt hàng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng hóa tiêu dùng… Hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng qua mạng internet chưa được kiểm soát hiệu quả gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp chân chính.

Thời gian qua, BCĐ 389 Quốc gia đã chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều kế hoạch để chỉ đạo toàn diện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nổi bật là việc Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Tuy nhiên, ông Thế cho rằng, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn sẽ còn có những diễn biến khó lường. Do đó, năm 2019, BCĐ 389 Quốc gia chỉ đạo BCĐ 389 bộ, ngành địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ, trọng tâm như: Thực hiện kế hoạch chuyên đề về tăng cường công tác phòng, chống việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Cùng với đó là các kế hoạch chuyên đề về chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới các tỉnh Tây Nam bộ; kế hoạch chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan khu vực biên giới phía Bắc; kế hoạch chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

BCĐ 389 Quốc gia cũng xác định, sẽ từng bước kiện toàn bộ máy và nâng cao giáo dục chính trị tư tưởng, siết chặt kỷ cương, kỷ luật; xác định, trách nhiệm với tập thể, lực lượng, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. “Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm” - ông Đàm Thanh Thế nhấn mạnh.

Đồng thời, BCĐ 389 Quốc gia cũng sẽ phối hợp với BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch công tác theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng cấm như: Xăng dầu, quặng, hàng điện tử, điện lạnh, điện thoại, linh kiện máy công cụ, ô tô, xe máy đã qua sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, nước ngọt, động vật hoang dã, gỗ, quần áo, vật liệu xây dựng…

Năm 2018, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 202.980 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước đạt trên 20 nghìn tỷ đồng, khởi tố 1.979 vụ (tăng 21% so với cùng kỳ 2017), 2.339 đối tượng (tăng 10% so với cùng kỳ 2017). Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 80.949 vụ việc vi phạm.

Nhóm PV
Theo http://congthuong.vn (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường phục vụ phát triển du lịch thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long” sắp diễn ra, với nhiều nội dung hấp dẫn đang chờ đón bạn!
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Cần Thơ tham gia Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024
Thông cáo báo chí “Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024”
Sắp diễn ra Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri Can Tho 2024
Phát hiện cơn đau bằng AI
Máy tiêm laser cung cấp thuốc trực tiếp
Thiết bị AI Audiologist sàng lọc thính lực
Văn bản Sở hữu trí tuệ  
 
 
Câu hỏi thường gặp  
 
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP địa phương
Đến hết tháng 12/2023, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; trong đó nhiều sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao, 5 sao… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành cơ chế, giải pháp hỗ trợ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; đặc biệt là cho các nhóm chủ thể doanh nghiệp và nhóm sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP địa phương.


 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->