Mẹo vặt [ Đăng ngày (23/01/2019) ]
Cách xử trí khi hóc xương cá
Nuốt cơm khi hóc xương cá chỉ hiệu quả với xương nhỏ và dễ gây nghẹn, không nên áp dụng cho người già và trẻ em.

Ảnh: Care2.

Ai cũng có thể bị hóc xương cá thường gặp, song không phải ai cũng biết cách xử trí đúng.

Theo Sohu, có người khi bị hóc xương cá thường ngậm nước dấm chua vì cho rằng dấm có thể hòa tan canxi làm mềm xương cá. Tuy nhiên, ngậm dấm quá lâu sẽ tổn thương cổ họng và dạ dày, đặc biệt với trẻ em. Nếu sử dụng dấm chữa hóc xương, chỉ nên dùng loại có nồng độ axit axetic 4-6%.

Nuốt cơm là cách xử lý phổ biến khi hóc xương cá. Nuốt cơm chỉ có hiệu quả với xương cá nhỏ. Cách này dễ gây nghẹn, không nên áp dụng cho người già và trẻ em.

Tốt nhất, khi bị hóc xương, điều đầu tiên cần làm là dừng ăn uống, không nuốt. Cố gắng thư giãn bởi càng căng thẳng càng khiến cổ họng co thắt. Trẻ nhỏ hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.

Tiếp đến, cúi người xuống và cố gắng ho mạnh, xương cá sẽ theo luồng khí đi ra. Ngoài ra, bạn có thể nôn ra.

Nếu hai cách trên không hiệu quả, dùng đũa hoặc tay cầm thìa ấn lưỡi và soi đèn sáng để quan sát trong họng. Nếu thấy xương cá không lớn và không kẹt sâu, bạn có thể lấy nhíp nhẹ nhàng gắp xương ra.

Lưu ý, trường hợp không nhìn thấy xương cá hoặc xương lớn và mắc sâu, đừng tự xử trí mà hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

dnttrang
Theo vnexpress.net (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->