Tự nhiên [ Đăng ngày (27/11/2018) ]
Nghiên cứu chế tạo vật liệu mang vi sinh vật dạng chuyển động từ đá thủy tinh ứng dụng trong hệ bùn hoạt tính để xử lý nước thải sinh hoạt
Một trong những công nghệ được đánh giá cao về khả năng xử lý nitơ trong nước những năm gần đây là công nghệ bể phản ứng xử lý nước thải bằng màng vi sinh dính bám trên vật liệu mang (Moving Bed Biofilm Reactor - MBBR).

Ảnh minh họa

Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các loại vật liệu mang được sử dụng trong công nghệ MBBR đa phần được nhập khẩu từ nước ngoài, có khả năng xử lý khá hiệu quả, nhưng giá thành cao và khó phù hợp với điều kiện thời tiết, vận hành tại Việt Nam.

Với nguyên liệu từ đá thủy tinh, vật liệu thu được có trọng lượng riêng 9,9 kN/m3 , độ xốp ở mức trung bình 96%, diện tích bề mặt đạt 0,35-0,66 m2 /g có thể là giá thể bám dính phù hợp cho các vi sinh vật hoạt động và đạt hiệu quả cao trong khả năng xử lý nước thải sinh hoạt.

Khi không có vật liệu mang, hiệu suất xử lý COD, tổng nitơ và amoni trung bình của mô hình lần lượt là 89,3; 67,8 và 90,1%, tương ứng với nồng độ đầu ra là 19,7; 24,8 và 2,3 mg/l. Hiệu quả xử lý tổng nitơ còn thấp. Với cùng điều kiện thí nghiệm nhưng bổ sung vật liệu mang vi sinh là đá thủy tinh (TT1) vào bể hiếu khí với mật độ 30% thể tích bể, hiệu quả xử lý chất hữu cơ và nitơ tăng cao. Hiệu suất loại bỏ COD, tổng nitơ, amoni trung bình là 95,8; 83,1 và 92,6%. Các chỉ tiêu đầu ra sau xử lý đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT. So sánh với hệ thống không có vật liệu mang, hiệu quả xử lý COD, tổng nitơ cao hơn đáng kể.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội và ĐH Xây dựng thực hiện.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 60(10) 10.2018 (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Lắng nghe bản thân
Nhằm hướng đến một lối sống an bình, tích cực, không lo âu. Sống cho giây phút hiện tại, chậm rãi quan sát và ghi nhận mọi thứ chính là mục tiêu của sống tỉnh thức. Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->