Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (29/07/2018) ]
|
Ảnh hưởng của bổ sung Astaxanthin vào thức ăn nuôi vỗ đến chất lượng sinh sản của Tôm sú (Penaeus monodon).
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quang Huy, Vũ Văn Sáng, Vũ Văn In (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1) đồng thực hiện.
|
Hình ảnh Tôm sú
Tôm sú là loài tôm bản địa của Việt Nam và là một trong những đối tượng nuôi nước lợ chủ lực của nước ta hiện nay. Hình thức nuôi tôm sú đa dạng, từ nuôi quảng canh, bán thâm canh, nuôi xen ghép, nuôi tôm sinh thái, ..... Qua đó, nghiên cứu nuôi tôm sú nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung astaxanthin có nguồn gốc từ chủng vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens vào thức ăn nuôi vỗ tôm sú (Penaeus monodon) đến chất lượng sinh sản của tôm. Thí nghiệm bố trí với 5 nghiệm thức thức ăn, gồm A100: thức ăn viên (thức ăn tổng hợp) bổ sung 100 mg astaxanthin/kg + thức ăn tươi (50% mực và 50% hồng trùng); A250: thức ăn viên bổ sung 250 mg astaxanthin/kg + thức ăn tươi; A400: thức ăn viên bổ sung 400 mg astaxanthin/kg + thức ăn tươi; LF: 100% thức ăn tươi; LF250: 100% thức tươi, bổ sung 250 mg astaxanthin/kg thức ăn tươi.
Tôm cái được đánh dấu phân biệt từng cá thể và nuôi trong các bể riêng rẽ, mỗi bể có thể tích 8 m3 . Tôm đực được nuôi chung trong một bể và cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tươi sống. Tôm được cho ăn ngày 4 lần (7 h, 11 h, 17 h và 22 h). Đối với các nghiệm thức sử dụng thức ăn viên, thức ăn viên chỉ cho ăn 1 lần/ngày vào thời điểm 22 h, cho ăn thức ăn tươi sống vào các thời điểm còn lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng hàm lượng astaxanthin vào thức ăn nuôi vỗ không ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm nhưng có tác động tích cực đến chất lượng sinh sản của tôm. Bổ sung 400 mg astaxanthin/kg thức ăn vào thức ăn viên nuôi vỗ đã nâng cao sức sinh sản và tỉ lệ nở của tôm. |
ntmoanh
Theo Tạp chí NN&PTNT, số 11/2018 |