Cây Trúc sào (Ảnh: ydvn.net)
Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ hòa thảo (Poaceae hoặc còn gọi là Gramineae). Các loài tre trúc rất phong phú, đa dạng và phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á trong đó có Việt Nam.
Về lĩnh vực nghiên cứu về chế biến và bảo quản tre trúc chủ yếu có các nghiên cứu: nghiên cứu từ xác định tính chất lý, hóa học của một số loài tre trúc tới chế biến, bảo quản để sử dụng trong sản xuất vật dụng gia đình, dùng trong xây dựng và công nghiệp giấy. Năm 2000, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu tạo tre đến khả năng thấm thuốc bảo quản (Tạp chí Lâm nghiệp số 9/2000), mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định khả năng thấm thuốc bảo quản của tre theo các hướng khác nhau, khả năng thấm thuốc bảo quản của lóng và đốt tre, khả năng thấm thuốc của các vị trí khác nhau trên thân tre (gốc, giữa và ngọn). Nghiên cứu còn cho thấy một số đặc điểm khác nhau giữa tre gai và luồng ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc bảo quản. Kết quả của nghiên cứu góp phần giải thích sự khác nhau về khả năng thấm thuốc của tre theo các hướng khác nhau và giữa hai loài tre gai và luồng. Năm 2004, Bùi Chí Kiên và Trần Tuấn Nghĩa đã nghiên cứu thăm dò khả năng sử dụng mùn cưa tre để sản xuất khay, đĩa sơn mài xuất khẩu bằng công nghệ ép định hình. Kết quả nghiên cứu tác giả đã sản xuất được 500 sản phẩm khay đĩa từ mùn cưa tre có hình dạng, kích thước, độ bền cơ học và các chỉ số công nghệ khác đáp ứng yêu cầu cho các công đoạn sơn mài, hoàn thiện sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.
Nhìn chung các công trình đã nghiên cứu về tre ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc, phân loài và một số lĩnh vực bảo quản, chế biến khác... Các nghiên cứu về thời gian độ tuổi khai thác tre để đưa vào các hoạt động sản xuất chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều; việc xác định thời gian, độ tuổi khai thác tre hiện nay chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm từ dân gian. Trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tuổi đến các tính chất cơ học của tre, từ đó làm căn cứ, cơ sở xác định thời gian độ tuổi tre hợp lý nhất để khai thác đưa vào sản xuất là việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa.
Các chỉ số về độ bền cơ học của tre trúc như: độ bền nén dọc thớ, độ bền kéo dọc thớ, độ bền uốn tĩnh hướng xuyên tâm, độ bền uốn tĩnh hướng tiếp tuyến... là một trong những căn cứ quan trọng để làm cơ sở cho việc xác định thời gian khai thác hợp lý và hiệu quả của loại vật liệu đó. Các giá trị về độ bền cơ học nói trên, khi độ ẩm của mẫu thử đạt 12%, theo các độ tuổi khác nhau của Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie) đã được nghiên cứu. Việc thu thập mẫu thử, xác định các tính chất cơ học của Trúc được xác định dựa theo tiêu chuẩn GB/T 15780 - 1995 của Trung Quốc - Phương pháp thử nghiệm tính chất cơ học vật lí của tre. Theo kết quả nghiên cứu, khi độ tuổi của trúc sào thay đổi từ 1 đến 6 năm tuổi, nhìn chung độ bền nén dọc thớ, độ bền kéo dọc thớ, độ bền uốn tính hướng xuyên tâm, hướng tiếp tuyến của nó cũng có xu hướng tăng theo và chúng đạt giá trị lớn nhất khi độ tuổi của Trúc sào ở giai đoạn 5 năm tuổi. Chuyển sang giai đoạn 6 năm tuổi, các chỉ số về tính chất cơ học này có xu hướng giảm.
Về lĩnh vực nghiên cứu về tính chất, đặc điểm của tre trúc có một số công trình tiêu biểu như: năm 2017, Đặng Xuân Thức và Vũ Mạnh Tường đã nghiên cứu về biến động khối lượng thể tích và độ co rút của Bương lông (Dendrocalamus giganteus). Trong công trình này, khối lượng thể tích khô, khối lượng thể tích cơ bản, độ co rút xuyên tâm, độ co rút tiếp tuyến và độ co rút thể tích của Bương lông theo tuổi cây và theo vị trí trên cây đã được nghiên cứu. Năm 2013, Phạm Thành Trang và cộng sự đã thực hiện công trình nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) tại Sapa Lào Cai. Ở công trình này, các đặc điểm hình thái như: thân, thân ngầm, mo nang, lá... các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của loài Trúc đen đã được các tác giả nghiên cứu mô tả.
Nhìn chung các công trình đã nghiên cứu về tre ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc, phân loài và một số lĩnh vực bảo quản, chế biến khác... Các nghiên cứu về thời gian độ tuổi khai thác tre để đưa vào các hoạt động sản xuất chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều; việc xác định thời gian, độ tuổi khai thác tre hiện nay chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm từ dân gian. Trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tuổi đến các tính chất cơ học của tre, từ đó làm căn cứ, cơ sở xác định thời gian độ tuổi tre hợp lý nhất để khai thác đưa vào sản xuất là việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa.
Các chỉ số về độ bền cơ học của tre trúc như: độ bền nén dọc thớ, độ bền kéo dọc thớ, độ bền uốn tĩnh hướng xuyên tâm, độ bền uốn tĩnh hướng tiếp tuyến... là một trong những căn cứ quan trọng để làm cơ sở cho việc xác định thời gian khai thác hợp lý và hiệu quả của loại vật liệu đó. Các giá trị về độ bền cơ học nói trên, khi độ ẩm của mẫu thử đạt 12%, theo các độ tuổi khác nhau của Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie) đã được nghiên cứu. Việc thu thập mẫu thử, xác định các tính chất cơ học của Trúc được xác định dựa theo tiêu chuẩn GB/T 15780 - 1995 của Trung Quốc - Phương pháp thử nghiệm tính chất cơ học vật lí của tre. Theo kết quả nghiên cứu, khi độ tuổi của trúc sào thay đổi từ 1 đến 6 năm tuổi, nhìn chung độ bền nén dọc thớ, độ bền kéo dọc thớ, độ bền uốn tính hướng xuyên tâm, hướng tiếp tuyến của nó cũng có xu hướng tăng theo và chúng đạt giá trị lớn nhất khi độ tuổi của Trúc sào ở giai đoạn 5 năm tuổi. Chuyển sang giai đoạn 6 năm tuổi, các chỉ số về tính chất cơ học này có xu hướng giảm.
|