Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (28/06/2017) ]
Tuyển chọn một số chủng vi sinh có khả năng phân hủy nhanh cypermethrin trong môi trường nước nhiễm mặn
Nghiên cứu do nhóm tác giả Đỗ Thị Hồng Thịnh, Trần Hồng Anh, Nguyễn Thị Liên, Võ Đình Quang – Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TPHCM; Trương Nhật Minh – Trường Đại học Nông Lâm TPHCM và Trần Thị Tường Linh – Trường Đại học sư phạm TPHCM thực hiện.

Cypermethrin là một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt lực cao và giá rẻ nên được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn để tiêu diệt côn trùng trong trồng trọt và tiêu diệt giáp xác, cải tạo ao nuôi thủy sản ở nước ta. Việc sử dụng ồ ạt hoạt chất này đã mang lại nhiều hệ lụy lớn đối với sức khỏe con người, gây ô nhiểm hệ sinh thái và làm tổn thất cho ngành nuôi tôm nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Đã có một số nghiên cứu trên thế giới về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cypermethrin, tuy nhiên rất có ít công trình nghiên cứu được công bố về việc sử dụng vi sinh vật để phân giải hoạt chất cypermethrin trong điều kiện sinh thái khí hậu của Việt Nam.

Được sự phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP.HCM đã tiến hành đề tài: “Tuyển chọn, xây dựng quy trình nhân sinh khối và ứng dụng một số chủng vi sinh có khả năng phân hủy nhanh hoạt chất cyperthrin cải thiện môi trường”. Bài báo cáo này trình bày kết quả tuyển chọn một số chủng vi sinh có khả năng phân hủy nhanh hoạt chất cypermethrin và định danh các chủng vi sinh tuyển chọn, từ 60 mẫu nước và bùn ao nuôi tôm, đất và nước trồng lúa, nước và bùn kênh rạch tại Sóc Trăng đã phân lập được 27 chủng vi sinh có khả năng phát triển trên môi trường muối khoáng dung môi (Mineral salt medium - MSM) chứa cypermethrin như nguồn các bon duy nhất, trong đó 5 chủng có khả năng phát triển nhanh, ổn định gồm chủng NAT11, BAT1, ĐRL1, ĐRL8-1 và NKR1. Dựa vào khả năng sinh trưởng nhanh, thích ứng với độ mặn tốt và khả năng phân giải cypermethrin nhanh đã chọn ra 3 chủng ĐRL8-1, ĐRL1 và BAT1. Kết quả định danh các chủng vi sinh tuyển chọn cho thấy ĐRL8-1 là Streptomyces parvulus, ĐRL1 là Mycobacterium vaccae và BAT1 là Ochrobactrum lupine.

ntdinh
Theo Tạp chí NN&PTNT số 2/2017
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->