Vùng đất cát bán ngập ven biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế viết tắt là Bình - Trị - Thiên rất khó khăn trong sử dụng vì đặc điểm của đất khô nóng, nghèo xấu và thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu. Keo lá liềm là loài cây thích hợp để trồng trên vùng này, nhưng chưa có nghiên cứu về kỹ thuật trồng. Ngoài việc chọn loài/dòng, thì việc nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất này hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm trên vùng cát bán ngập thích hợp nhất là làm đất bằng cách cày, lên líp đơn cao 0,4 m (sau 10 năm tuổi tỷ lệ sống của cây là 80,0%, đường kính D1,3 là 16,9 cm, chiều cao là 14,7 m, sinh khối tươi là 266 kg/cây, sinh khối khô là 143,7 kg/cây); cuốc hố trồng, bón NPK 100 g/gốc (sau 10 năm tỷ lệ sống của cây là 82%, đường kính D1,3 là 17,1 cm, chiều cao là 15 m, sinh khối tươi là 273 kg, sinh khối khô là 128,7 kg/cây); mật độ trồng là 1666 cây/ha (sau 10 năm tỷ lệ sống là 81,3%, đường kính D1.3 là 17,4 cm, chiều cao là 13,3 m, sinh khối tươi là 263,3 kg, sinh khối khô là 134 kg/cây); mùa vụ trồng vào tháng 11 (sau 3 năm tỷ lệ sống là 82,7%, đường kính D1.3 là 8,7cm, chiều cao là 6,8 m, sinh khối tươi là 17,3 kg, sinh khối khô là 7,4 kg/cây); tuổi cây con đem trồng 6 tháng tuổi (sau 3 năm tỷ lệ sống là 83,7%, đường kính D1,3 là 8,1 cm, chiều cao là 6,7 m, sinh khối tươi là 17,1 kg/cây, sinh khối khô là 7,3 kg/cây). Như vậy, kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm trên vùng cát bán ngập là làm đất bằng cách cày, lên líp đơn cao 0,4 m, cuốc hố trồng, bón NPK 100 g/gốc, mật độ trồng là 1.666 cây/ha, mùa vụ trồng vào tháng 11 và tuổi cây con đem trồng 6 tháng tuổi là tốt nhất. |