Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (26/06/2017) ]
|
Nghiên cứu chuỗi giá trị nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Sơn Tra trên địa bàn tỉnh Yên Bái
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương và Nguyễn Như Bằng thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện nhằm phân tích sâu hoạt động của các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm Sơn Tra nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hưởng, vai trò của các tác nhân trong chuỗi để làm rỗ những tồn tại, hạn chế trong mỗi khâu của chuỗi giá trị sản phẩm Sơn Tra ở Yên Bái.
|
Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Sơn Tra tự nhiên trên địa bàn tỉnh Yên Bái bao gồm việc xây dựng sơ đồ chuỗi, phân tích vai trò và sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng; tình hình tiêu thụ và phân phối lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi; nghiên cứu phân tích các mối liên kết ngang của những tác nhân trong cùng một khâu, các mối liên kết dọc giữa các khâu trong quá trình tạo ra giá trị sản phẩm cuối cùng để làm rõ vai trò và ý nghĩa việc liên kết trong phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Sơn Tra trên địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu đã làm rõ được thục trạng các hoạt động trồng, khai thác, thu hái, mua bán, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm Sơn Tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết cây Sơn Tra ở Yên Bái được khai thác từ tự nhiên, hoạt động khai thác thô sơ, tự phát, sản lượng khai thác ít và chất lượng kém. Các khâu tiêu thụ, chế biến đơn giản, hầu như không có mối liên kết ràng buộc giữa các tác nhân nên tính hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau giữa các tác nhân như: hỗ trợ thu hái, bảo quản, chế biến... còn nhiều hạn chế, từ đó làm giảm giá trị và tính bền vững trong phát triển chuỗi.
Qua nghiên cứu, đã xác định 3 khía cạnh hạn chế lớn nhất trong chuỗi giá trị Sơn Tra trên địa bàn tình Yên Bái hiện nay, gồm việc phát triển vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi và vấn đề kỹ thuật trong trồng và chế biến sản phẩm từ cây Sơn Tra, từ đó đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kính tế và phát triển bền vững cây Sơn Tra trên địa bàn nghiên cứu tỉnh Yên Bái: Tăng cường liên kết chuỗi; đầu tư công nghệ chế biến, đa dạng hoá sản phẩm; lồng ghép phát triển cây Sơn Tra với các chương trình trồng rừng, giảm nghèo; chú trọng kỹ thuật nhân tạo và chọn giống Sơn Tra; chú trọng công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. |
tttham
Theo Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (10/2017) |