Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (01/06/2017) ]
|
Ước tính giá trị khai thác hợp lý đối với các nghề khai thác ở vùng biển ven bờ huyện núi Thành, tỉnh Quản Nam theo mô hình sản xuất thặng dư SCHAEFER
|
|
Nghiên cứu “Ước tính giá trị khai thác hợp lý đối với các nghề khai thác ở vùng biển ven bờ huyện núi Thành, tỉnh Quản Nam theo mô hình sản xuất thặng dư SCHAEFER” do tác giả Tô Văn Phương – Trường Đại học Nha Trang thực hiện.
|
Ảnh minh họa
Hiện nay, hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt là vùng biển ven bờ của Việt Nam đang được đánh giá là khai thác quá mức và quá tải cường lực, đã được đề cập trên các báo cáo của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu xác định và đưa ra con số cụ thể, hay nói cách khác là vấn đề đã được đưa ra bàn luận nhiều nhưng không có số liệu cụ thể. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ước tính các giá trị khai thác hợp lý xét về khía cạnh cường lực (yếu tố đầu vào) và sản lượng (yếu tố đầu ra) bằng mô hình sản xuất giá trị thặng dư Schaefer đối với từng nghề khai thác tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy: tàu thuyền khai thác khu vực nghiên cứu là 871 tàu, tổng sản lượng là 7.545 tấn; sản lượng và cường lực khai thác hợp lý, tương ứng, của nghề Rê là 2.209 tấn và 279 tàu, nghề lưới Kéo là 4.217 tấn và 146 tàu, nghề Câu là 831 tấn và 69 tàu, nghề lưới Mành là 609 tấn và 39 tàu, nghề Lặn là 853 tấn và 78 tàu và nghề lưới Vây là 780 tấn và 29 tàu. Để khai thác hợp lý thì cần cắt giảm 35,7% tổng cường lực (231 tàu) để đạt được giá trị sản lượng khai thác hợp lý ở mức 9.500 tấn, lúc đó cường lực khai thác hợp lý là 640 tàu thuyền. Kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng cho nhà hoạch định chính sách nghề cá đưa ra giải pháp quản lý khả thi, đồng thời là mô hình tham khảo cho các nhà quản lý địa phương khác. |
ntdinh
Theo Tạp chí NN&PTNT số 2/2017 |