Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (28/05/2017) ]
Năng suất và chất lượng thịt của gà Ri Lai (Gf168) khi được nuôi bằng các loại thức ăn với các mức dinh dưỡng khác nhau
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Mùi, Dương Thanh Hải, Lê Đình Phùng, Nguyễn Đức Hưng – Trường Đại học Nông Lâm Huế và tác giả Hoàng Ngọc Hảo – Công ty Greenfeed Việt Nam thực hiện nhằm xác định năng suất và chất lượng thịt của gà Ri lai (GF168) khi được nuôi bằng các loại thức ăn hỗn hợp do Công ty Greenfeed sản xuất với các mức dinh dưỡng khác nhau.

Mã thức ăn 1124 và 1324 với mức protein thô (CP) và năng lượng trao đổi (ME) theo giá trị công bố của nhà sản xuất lần lượt là: 19%, 3100 Kcal/kg và 17%, 3000 Kcal/kg (khi phân tích tại phòng thí nghiệm giá trị CP của 2 loại thức ăn này tương ứng: 20,5%, 18,3%). Tổng cộng 200 gà GF168 1 ngày tuổi được úm trong giai đoạn 1-3 tuần tuổi. Sau 3 tuần tuổi, từ 200 gà chọn lại 180 con và được phân vào 10 ô chuồng với hai nghiệm thức: mỗi nghiệm thức 5 ô (18 gà/ô). Nghiệm thức I (NTI): gà sử dụng thức ăn 1124 và nghiệm thức II (NTII): gà sử dụng thức ăn 1324. Kết thúc thí nghiệm tiến hành mổ khảo sát 20 con gà (mỗi ô 2 con: 1 trống, 1 mái) để xác định các chỉ tiêu về năng suất thịt. Cơ ngực của gà được lấy để xác định các chỉ tiêu chất lượng thịt gồm: pH và màu sắc thịt sau giết mổ và sau 24 giờ bảo quản ở 2-40C, tỷ lệ mất nước bảo quản, mất nước chế biến, tỷ lệ lipit và protein thô.

Kết quả cho thấy, lúc 13 tuần tuổi gà có khối lượng trung bình 1389-1405 g/con và không có sự sai khác về tăng khối lượng của gà ở 2 nghiệm thức, tuy nhiên lại có sự sai khác (P<0,05) về khả năng ăn vào theo hướng gà sử dụng thức ăn 1324 là cao hơn so với thức ăn 1124. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà đối với NTI và NTII lần lượt là 3,4, 3,8 (kg TĂ/kg TT) (P><0,05). Năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm không có sự sai khác giữa 2 nghiệm thức (P>0,05). Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực và thịt đùi gà dao động: 74-75%, 23-24% và 18- 19%. Tỷ lệ mất nước tổng số của nghiệm thức I và II lần lượt là: 24,9%, 26,2%, giá trị pH của thịt cơ ngực sau giết mổ ở 2 nghiệm thức dao động 6,0- 6,1 và sau 24 giờ bảo quản là 5,8. Tỷ lệ protein thô và lipit của thịt ngực gà thí nghiệm tương ứng là: 23-24% và 0,7-0,8%.

Thúy Hằng
Theo Tạp chí NN&PTNT - Kỳ 1 - Tháng 3/2017
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->