Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (27/05/2017) ]
|
Nghiên cứu sự cạnh tranh cỏ dại đối với lạc (Arachis hypogaea L.) trong vụ ĐX ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Vĩnh Trường, Nguyễn Thị Minh Hiếu và Lê Văn Chánh - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của cỏ dại đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng làm cỏ dại hại lạc ở Thùa Thiên – Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
|
Cỏ dại là dịch hại quan trọng đối với lạc, tuy nhiên, trong điều kiện nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về cạnh tranh cỏ dại đối với cây trồng này. Kết quả điều tra thành phần cỏ dại ở thời điểm trước làm đất trồng lạc vụ xuân ở Thừa Thiên - Huế đã xác định được 40 loài cỏ dại trước khi làm đất, thuộc 13 họ, phổ biến nhất là các họ (Poaceae) và họ Cúc (Asteraceae). Vĩ thảo bò (Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb), cỏ gấu (Cyperus rotundus L.), lồng vực cạn (Echinochloa colona (L.) Link.), rau trai (Commelina diffusa Burm. F.), cỏ màng màng (Cleome rutidosperma DC.) và cỏ chỉ (Cynodon dactylon (L.) Pers.) là các loài cỏ phổ biến và thường xuất hiện trên đồng ruộng. Nghiên cứu về tính cạnh tranh cỏ dại với lạc cho thấy cỏ dại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển giống lạc L14 từ 15 đến 30 ngày sau gieo. Vì vậy có thể kết luận rằng thời kỳ cạnh tranh, lấn át cỏ dại đối với lạc ở Thừa Thiên -Huế là 15-30 ngày sau gieo trong điều kiện vụ xuân. Sau gieo 45 ngày, cỏ dại ít có ý nghĩa đối với sinh trưởng và phát triển lạc. |
ltnanh
Theo Tạp chí NN&PTNT (3+4/2017) |