Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (30/04/2017) ]
|
Nghiên cứu định lượng một số chỉ số đa dạng sinh học thực vật tại rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh
|
|
Các tác giả Phan Thanh Lâm – Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc, Nguyễn Thị Thoa – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Hoàng Văn Sâm – Trường Đại học Lâm nghiệp nhận thấy việc nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học nói chung và tầng cây gỗ nói riêng tại rừng Quốc gia Yên Tử là cần thiết, từ kết quả nghiên cứu nhóm tác giả sẽ đề xuất các biện pháp bảo tồn hợp lý.
|
Đa dạng sinh học có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển xã hội. Tại Việt Nam công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được Chính phủ hết sức chú trọng. Nhiên cứu định lượng một số chỉ số đa dạng sinh học cho tầng cây gỗ và tầng cây tái sinh được thực hiện tại rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 – 8 loài thực vật có chỉ số IV (chỉ số quan trọng: Important Value) ³5%, tuy nhiên chỉ số IV cao nhất chỉ là 16,16% (Gò đồng bắc) ở kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp (Rkh).
Kết quả phân tích cho thấy thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới bị tác động mạnh (IIIAl) có chỉ số đa dạng thấp nhất và cao nhất là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ít bị tác động (IIIA3). Có sự tương đồng về thành phần loài giữa thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt và thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động với chỉ số SI (chỉ số tương đồng) cao nhất là 0,57. Chỉ số Cd (chỉ số mức độ chiếm ưu thế) ở tầng cây tái sinh cao nhất ở thảm thực vật rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp (Rkh) và thấp nhất ở kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ít bị tác động (trạng thái Rkx-TĐ - IIIA3) và chỉ số đa dạng H’ (chỉ số đa dạng sinh học loài H) ở tầng cây tái sinh có ý nghĩa ngược lại với chỉ số Cd. |
tttham
Theo Tạp chí NN&PTNT, Số (3+4/2017) |