Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (30/04/2017) ]
|
Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của dòng lúa cực ngắn ngày DCG72 trên các mức phân bón và phương pháp bón đạm khác nhau
|
|
Nghiên cứu do các tác Lê Văn Khánh nghiên cứu sinh Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Phạm Văn Cường thuộc Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Việt Nam và Nhật Bản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tăng Thị Hạnh thuộc Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Namthực hiện nhằm xác định mức phân bón và phương pháp bón đạm phù hợp để nâng cao năng suất cho dòng lúa cực ngắn ngày DCG72.
|
DCG72 là dòng lúa cực ngắn ngày có triển vọng, thích hợp với điều kiện né tránh thiên tai hoặc tăng vụ, cho năng suất khá nhưng tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt còn thấp. Vì vậy, nghiên cứu nhằm xác định mức phân bón và phương pháp bón đạm phù hợp để nâng cao năng suất cho dòng lúa cực ngắn ngày DCG72.
Thí nghiệm được tiến hành tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong vụ hè thu 2015 (HT15) và vụ xuân 2016 (X16) nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của dòng lúa cực ngắn ngày DCG72 trên 3 mức phân bón (M1: 60 kg N + 48 kg P205 + 48 kg K2O/ha; M2: 90 kg N + 72 kg P205+72 kg K20/ha và M3:120 kg N + 96 kg P2O5+ 96 kg K2O/ha) và 2 phương pháp bón đạm (P1: Bón lót và P2: Bón nuôi hạt - bón trước trỗ từ 1 đến 3 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn — ô nhỏ (split-plot), 3 lần nhắc lại và có 2 nhân tố: nhân tố 1 là 3 mức phân bón (ô lớn), nhân tố 2 là 2 phương pháp bón đạm (ô nhỏ).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng mức phân bón từ M1 lên M2 làm tăng số nhánh tối đa, chỉ số diện tích lá, hàm lượng đạm trong lá, khối lượng chất khô bông và cũng tăng mức độ nhiễm sâu bệnh hại, tiếp tục tăng từ M2 lên M3 hầu như không làm tăng các chỉ tiêu này ở mức ý nghĩa. Giữa 2 phương pháp bón đạm, P1 có chỉ số diện tích lá, hàm lượng đạm trong lá, mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh cao hơn so với P2 trong giai đoạn đẻ nhánh, tương đương với P2 ở thời kỳ trỗ nhưng thấp hơn P2 ở giai đoạn chín sáp. Tăng mức phân bón từ M1 lên M2 không làm tăng năng suất ở vụ HT15 nhưng làm tăng năng suất trong vụ X16, tiếp tục tăng lên mức M3 làm giảm năng suất trong vụ HT15 và không làm tăng năng suất trong vụ X16. P2 đạt năng suất cao hơn so với P1 ở cả 2 vụ là do có chỉ số thu hoạch, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt cao, do được cung cấp thêm dinh dưỡng đạm nên tăng được chỉ số diện tích lá và hàm lượng đạm trong lá ở thời kỳ sau trỗ. Công thức M1P2 đạt 61,2 tạ/ha trong vụ HT15 và công thức M2P2 đạt 68,0 tạ/ha ở vụ X16 cho hiệu quả cao nhất. |
tttham
Theo Tạp chí NN&PTNT, số (3+4/2017) |