Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (22/04/2017) ]
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lãng phí thực phẩm trong hộ gia đình: nghiên cứu trường hợp tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Hương Giang và Cao Trường Sơn thuộc Khoa Môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng phát sinh thực phẩm lãng phí trong các hộ gia đình.

Thất thoát và lãng phí thực phẩm là một vấn đề toàn cầu và nhận được sự quan tâm của rất nhiều các quốc gia. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ lãng phí thực phẩm trong các hộ gia đình tuy thấp, nhưng cùng với xu hướng phát triển, trong tương lai gần, vấn đề này sớm sẽ trở thành áp lực cho xã hội.

Nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học cho sự tồn tại của tình trạng thất thoát thực phẩm từ nguồn thức ăn thừa trong hộ gia đình, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu được triển khai tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Hai phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để thu thập thông tin đầu vào cho xử lý số liệu thống kê là sử dụng phương pháp điều tra và ghi chép nhật ký, nghiên cứu nhằm phân tích hiện trạng lãng phí thực phẩm từ thức ăn thừa từ hộ gia đình và các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề này. Từ việc ghi chép lượng thực phẩm thải bỏ của 83 hộ gia đình, nghiên cứu đã ước tính được hệ số phát thải thức ăn là 0,054 kg/người/ngày, tương đương với khoảng gần 20kg/năm. Kết quả xử lý hệ số tương quan bằng phần mềm SPSS 15.0 cũng khẳng định, lượng thực phẩm lãng phí này có mối liên hệ tương đối với thu nhập (r= 0,251) và chi phí của các hộ gia đình cho thực phẩm tiêu thụ (r=0,445) và các hành vi khác trong quá trình lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm.

Kết quả nghiên cứu khẳng định, hành vi của các hộ gia đình có rất nhiều ảnh hưởng tới lượng phát sinh thực phẩm dư thừa. Đặc biệt, có cơ sở để thói quen nấu nhiều thức ăn và việc tích trữ, sử dụng thức ăn thừa là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng thực phẩm bị thải bỏ trong các hộ gia đình. Vì lý do đó, trong tương lai, để có thể có các chính sách hiệu quả bền vững trong giảm thiểu lượng thực phẩm dư thừa này, các bên liên quan cần có các giải pháp để có thể có các tác động điều chỉnh hành vi của các hộ gia đình hoặc các cá nhân cho phù hợp.

ltnanh
Theo Theo Tạp chí NN&PTNT, số (3+4/2017)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->