Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (22/04/2017) ]
Quy trình nuôi vịt biển thương phẩm
Với đặc điểm thích nghi với nhiều vùng đất, nhất vùng nhiễm mặn, vịt biển 15 – Đại Xuyên đang được xem là vật nuôi tiềm năng cho các hộ chăn nuôi trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

1. Đặc điểm ngoại hình: Vịt biển mới nở có lông màu vàng nhạt, ở đầu và đuôi có phớt đen, vịt trưởng thành có màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, mỏ và chân màu vàng nhạt, có con màu xám, cổ trung bình.

2. Kỹ thuật nuôi vịt biển: Đối với giống vịt Biển có thể nuôi ở môi trường ngọt, nước lợ và nước mặn. Tuy nhiên, khi nuôi môi trường nước lợ, nước mặn cần chú ý trong 3 tuần đầu ủm phải sử dụng nước ngọt, sau đó tập dần cho vịt nuôi ở môi trường nước lợ hoặc nước mặn

a) Chuẩn bị vệ sinh chuồng trại trước khi đưa vịt vào nuôi:

- Trước 2 tuần nuôi: hoàn thành việc dọn dẹp, xịt rửa vệ sinh chuồng trại, thiết bị, sửa chữa nền chuồng, sân chơi, quây ngăn, bạt che.. .Tiến hành phun thuốc khử trùng lần 1. Sau đó mở bạt để thoáng trống chuồng nuôi.

- Trước 5 ngày thả giống kiểm tra rà soát lại tất cả các thiết bị xem đã sạch sẽ, đầy đủ chưa, tiến hành rải độn chuồng phun khử trùng lần 2 sau đó mở bạt để chống chuồng. Tuyệt đối không sử dụng rơm, trấu ẩm mốc độn chuồng.

b) Mật độ nuôi: Thực hiện quy trình cùng vào, cùng ra đối với một trại hoặc theo dãy chuồng nuôi hoặc ô chuồng. Trong một dãy, ô chuồng nuôi chỉ nên nuôi một loại vịt cùng lứa tuổi, không nên chênh lệch quá 1 tuần tuổi.

c) Nhiệt độ úm vịt: vịt từ 1-5 ngày tuổi nhiệt độ úm thích hợp: 32-28°C. Từ 6-14 ngày nhiệt độ úm: 28- 25°C và bắt đầu từ 15 ngày tuổi trở đi thì úm theo nhiệt độ môi trường.

d) Thức ăn: thức ăn đóng vai trò quan trọng để có sản phẩm an toàn. Đối với vịt biển có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp cho vịt ăn hoặc thức ăn hỗn hợp dạng viên, nhưng nên tận dụng các loại thức ăn mà địa phương sẵn có để hạ giá thành sản phẩm. Trung bình vịt tăng trọng 1 kg khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi cần cung cấp 2,7 – 2,8 kg thức ăn hỗn hợp.

- Để khai thác tối đa khả năng sinh trưởng nhằm rút ngằn thời gian nuôi, người nuôi có thể cho vịt ăn tự do, tuy nhiên nên cho ăn 4 – 6 lần/ngày. Trong giai đoạn 2 tuần đầu, nên dùng thức ăn hỗn hợp, từ tuần thứ 3 trở đi có thể sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với lúa, bắp để giảm chi phí. Đến tuần thứ 4 trở đi, cần cho vịt ăn rau muống, lục bình, bèo…giúp đường tiêu hóa vịt phát triển, mức bổ sung hàng ngày từ 10 – 20% thức ăn hỗn hợp. Về nước uống, phải mát sạch và đầy đủ, trong 2 tuần đầu phải sử dụng nước ngọt, sau đó tập dần cho vịt nuôi ở môi trường nước lợ hoặc nước mặn. Ông Nguyễn Tấn Trung, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng hướng dẫn: “Người nuôi phải tiêm phòng các bệnh thường gặp trên vịt như: Dịch tả, cúm gia cầm, viêm gan siêu vi. Lịch tiêm ngừa được thực hiện như sau: Bệnh viên gan siêu vi thì vịt được 3 ngày tuổi tiêm phòng lần 1, đến 7 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả lần 1, đến 14 ngày tuổi thì tiêm ngừa cúm gia cầm lần 1.. Khi vịt 28 ngày tuổi thì tiêm phòng lập lại theo chu kỳ khoảng cách tiêm ngừa các bệnh như lần 1. Ngoài ra, mỗi tuần cũng cần cho vịt uống thêm kháng sinh, Vitamin để phòng các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp. Thường xuyên sát trùng khu vực nuôi, quan sát sức khỏe đàn vịt để xử lý kịp thời khi vịt có dấu hiệu bất thường”.

3. Quy trình thú y phòng bệnh:

a) Phòng bệnh bằng vaccine:

- Lịch trình:

Ngày tuổi

Loi vaccine

Phòng bệnh

Liều

14

Dịch tả vịt đông khô

Dịch tả vịt

1 liều

40

Dịch tả vịt đông khô

Dịch tả vịt

1 liều

10

H5N1

Cúm gia cầm

0,5 ml

32

H5N1

Cúm gia cầm

0,5 ml

Ngoài ra tùy thuộc điều kiện dịch tễ từng nơi mà có thể sử dụng thêm một số loại vaccine khác phòng các bệnh như Ecoli, tụ huyết trùng, viêm gan vịt...

- Cách sử dụng: Thời gian chích: 6-9 giờ sáng. Cách pha và liều tiêm: theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi lấy vaccine trong tủ lạnh ra cần để ở nhiệt độ phòng 15-20 phút rồi mới pha. Thời gian sử dụng sau khi pha không quá 3 giờ trong điều kiện trong thùng đá. Vị trí chích: dưới da 1/3 trên của cổ.

b) Phòng bệnh bằng thuốc bỗ trợ:

- Lịch trình:

Loại thuốc

Cách dùng

Lịch dùng

Bcomplex

Pha nước

1-10 ngày tuổi

Vitamin C

Trộn thức ăn hoặc pha nước uống

T°max >34°C

Điện giải

Trộn thức ăn hoặc pha nước uống

T°max >34°C

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: sử dụng thuốc khử trùng pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Số lần phun trong tuần: 1 lần/tuần. Thời gian phun: 8-10 giờ.

- Vệ sinh chuồng sau mỗi đợt nuôi: Rửa sạch máng ăn, ổ đẻ sau đó phơi khô. Phân và trấu trong chuồng nuôi được xúc đóng bao buộc chặt chuyển về kho phân sau 30 ngày bón cho cây trồng. Sau khi dọn sạch phân và trấu thì tiến hành sửa chữa những hư hỏng trong chuồng, sân chơi, ổ đẻ, máng ăn, máng uống, hệ thống cấp nước./.

dtnkhanh
Theo Nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Long
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->