Tự nhiên [ Đăng ngày (15/04/2017) ]
Tác động của mặn và ngập theo kịch bản biến đổi khí hậu đến tiềm năng thích nghi đất đai vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL có bờ biển dài hơn 700 km, các cửa sông mở thông với biển, địa hình thấp và cuối nguồn của hệ thống sông MeKong, đo đó đây là vùng được dự báo là sẽ chịu nhiều tác động của hiện tượng biến đổi khi hậu và nước biển dâng, nhất là khu vực ven biển.

Những biến động của các yếu tố ngập và mặn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tương lai, việc đánh giá tiềm năng thích nghi và định hướng bố trí các kiểu sử dụng đất theo các kịch bản biến đổi khí hậu là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất và đời sống của người dân.

Sản xuất nông nghiệp là một định hướng quan trọng của vùng ĐBSCL, nơi được xem là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đồng thời cũng được xem là nơi bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nhất là khu vực ven biển. Với nhiều yếu tố tác động về tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kiểu sử dụng đất vùng ven biển của vùng ĐBSCL luôn có xu hướng chuyển đổi để ổn định, gia tăng sinh kế cho người dân và thích ứng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra. Từ các kết quả thu thập được về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, định hướng sử dụng đất và kịch bản biến đổi khí hậu (nước biển dâng và xâm nhập mặn) cho ĐBSCL, nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã đánh giá tiềm năng thích nghi cho 10 kiểu sử dụng đất đai chính của vùng ĐBSCL (03 vụ lúa, 02 vụ lúa, 01 vụ lúa, lúa - màu, lúa - tôm, chuyên tôm, tôm - rừng, chuyên mía, chuyên màu, chuyên cây ăn trái) bằng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai FAO (1976). Kết quả cho thấy rằng, tiềm năng thích nghi đất đai cho 8 tỉnh ven biển ĐBSCL được xác định thành 09 vùng thích nghi về mặt tự nhiên trong điều kiện hiện tại và dưới tác động của biến đổi khí hậu (2030 và 2050), xác định được các vùng tranh chấp giữa mặn ngọt ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất đai như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre. Kết quả này là một định hướng quan trọng trong việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp, xác định các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT (Số chuyên đề Nông nghiệp -2016)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
   

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->