Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (15/04/2017) ]
Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Nghiên cứu do các tác giả Hồng Minh Hoàng, Lê Anh Tuấn, Lê Văn Dũ, Trương Như Phượng và Đặng Trâm Anh thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2016.

Nước dưới đất là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Vĩnh Châu, nhưng nguồn nước này đang bị sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức. Nghiên cứu được thực hi ện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp bằng k ỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím. Các nghiệm thức tưới bằng kỹ thuật phun mưa tự động được xây dựng cho 2 vụ hành sớm (HS) và hành muộn (HM) tại khu vực nghiên cứu. Lượng nước tưới cho cây hành tím được xác định qua mô hình tính toán nhu cầu nước cho cây trồng (CropWat), thời gian tưới dựa vào độ ẩm và đượ c xác định qua thiết bị đo độ ẩm (Takemura DM -15). Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể tiết kiệm 25% - 69% lượng nước tưới, 80 - 90% thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với kỹ thuật canh tác truyền thống của người dân. Chi phi đầu tư cho mô hình là khoảng 8 triệu đồng/1000m2 và thời gian sử dụng đượ c khoảng 4 năm cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Kết quả quan trọng là kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ thuật tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động đến nguồn nước dưới đất và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lai.

 


Qua kết quả phân tích độ ẩm trung bình trước khi tưới vào buổi sáng và buổi chiều giữa các nghiệm thức cho thấy, độ ẩm trung bình giữa 3 nghiệm thức có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê và có sự chênh lệch độ ẩm tương đồng nhau giữa các nghiệm thức ở hai vụ được thể hiện qua Hình 5. Đối với vụ hành sớm, độ ẩm trung bình trước khi tưới theo nghiệm thức Cropwat là thấp nhất, kế đến là nghiệm thức Hiệu chỉnh, và cao nhất là nghiệm thức tưới theo cách tưới truyền thống của người dân (bao gồm cả hai buổi sáng và chiều). Độ ẩm trung bình theo cách tưới truyền thống trước khi tưới vào buổi sáng là 43,45% và buổi chiều là 48,8%; độ ẩm trung bình của nghiệm thức Hiệu chỉnh vào buổi sáng là 40,23% và buổi chiều là 44%; và độ ẩm trung bình của nghiệm thức CropWat vào buổi sáng là 36,76% và buổi chiều là 37,4%. Tương tự với vụ hành sớm, độ ẩm trước khi tưới ở vụ hành muộn theo kỹ thuật tưới của người dân vào buổi sáng là 42,4% và buổi chiều là 43,3%, trong khi đó độ ẩm trước khi tưới của nghiệm thức CropWat và Hiệu chỉnh dao động trong khoảng từ 38% - 40%. Sự chênh lệch về độ ẩm trước khi tưới vào buổi sáng và chiều của các nghiệm thức ở hai vụ không vượt quá 5% (theo ý nghĩa thống kê). Sự chênh lệch về độ ẩm có ý nghĩa quan trọng cho việc tiết kiệm nước tưới. Điều này có nghĩa là, đối với vùng khan hiếm nước như tại khu vực nghiên cứu, khi chưa tới mức độ ẩm cần tưới nhưng lại tưới thì dẫn đến việc cung cấp thừa lượng nước cho cây trồng, làm lãng phí nguồn nước tưới.

 

Thiện Thắng
Theo Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường ĐHCT - Số: 47 (2016): 1-12
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->