Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (31/03/2017) ]
|
Đánh giá khả năng giữ nước và một số đặc tính vật lý đất trên một số cây trồng tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
|
|
Phú Quốc có diện tích trồng tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 471 ha. Bên cạnh cây tiêu, huyện Phú Quốc còn phát triển nhiều mô hình trồng rau màu và cây ăn trái như sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
|
Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác đến nay thì đất đã bắt đầu suy thoái, nhất là tiến trình laterite hóa đã và đang xảy ra trên hầu hết đất sản xuất nông nghiệp.
Đối với loại đất nghèo sét và nghèo chất hữu cơ như ở huyện Phú Quốc thì rất bất lợi cho sinh trưởng của cây trồng vì chất hữu cơ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ ẩm độ đất, tăng khả năng trao đổi ion cho đất và cải thiện độ bền đất, hạn chế rửa trôi do mưa và nước tưới. Nghiên cứu được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá một số đặc tính vật lý đất, xác định khả năng giữ nước và biến động tổng lượng nước hữu dụng trong mùa khô của đất canh tác nông nghiệp điển hình tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có sa cấu thô (thịt nhẹ pha cát), tính thấm cao (81 – 2285 mm/giờ) và khả năng giữ nước của đất kém (25 – 37%). Dung trọng của đất (1.29 – 1.50 g/cm3) có xu hướng tăng theo độ sâu và độ xốp của đất (40.7 – 50,8%) giảm theo độ sâu. Lượng nước hữu dụng của tầng đất mặt (0 - 20 cm) trong mùa khô (cuối tháng 12 đến tháng 3) rất thấp (27.1 – 30.5%). Tổng lượng nước hữu dụng của độ sâu 100 cm đất dưới 30% (300 mm/m), do đó khả năng giữ và cung cấp nước của đất thấp. |
ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT- Số chuyên đề Nông nghiệp - 2016) |