Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (27/02/2017) ]
|
Ảnh hưởng của các biện pháp rửa mặn đến chất lượng đất, nước và năng suất lúa trên đất canh tác tôm-lúa ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Minh Đông, Nguyễn Văn Quí, Trần Huỳnh Khanh, Châu Minh Khôi – Trường Đại học Cần Thơ, và tác giả Thái Thị Loan – Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu thực hiện.
|
Đề tài được thực hiện tại huyện Phước Long, Bạc Liêu vào vụ thu đông 2012 nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp cày đất và bón vôi trên tính chất hóa học đất-nước đầu vụ lúa từ ruộng canh tác tôm-lúa; và đánh giá khả năng thay thế giống lúa Một Bụi Đỏ (MBĐ) địa phương bằng giống lúa cao sản, ngắn ngày phù hợp cho hệ thống canh tác tôm-lúa.
Thí nghiệm được bố trí lô phụ gồm 8 nghiệm thức, 3 lặp lại, nhân tố lô chính cày và không cày đất và lô phụ bón và không bón vôi, thử nghiệm trên 2 giống lúa: OM4900, MBĐ.
Qua thời gian thực hiện kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Na+ trong nước rửa mặn ở giai đoạn 10 ngày sau khi xử lý đất ở nghiệm thức cày đất và nghiệm thức bón CaCO3 cao hơn so với 2 nghiệm thức không cày và không bón CaCO3. Hàm lượng Ca2+ hòa tan và trao đổi của đất giai đoạn 10 ngày sau khi xử lý CaCO3 lần lượt là: 193,6 mg/l và 3,4 cmol/kg cao hơn so với nghiệm thức không bón vôi (115,7 mg/l, 1,7 cmol/kg). Các chỉ tiêu SAR, ESP của đất vào giai đoạn 10 ngày sau khi xử lý ở nghiệm thức bón CaCO3 lần lượt là: 20,9 và 23,6% thấp hơn so với nghiệm thức không bón (29,5 và 30,3%). Năng suất giống lúa OM4900 cao hơn so với giống MBĐ. |
T.H
Theo Tạp chí NN&PTNT - Kỳ 1 - Tháng 8/2016 |