Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (12/02/2017) ]
Nghiên cứu khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) và các hình thức nuôi kết hợp giữa tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) với rong câu chỉ vàng
Nghiên cứu do các tác giả, Nguyễn Quang Huy, Lê Văn Khôi - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, tác giả Đặng Văn Quát – Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An, tác giả Tăng Thị Thảo, Nguyễn Thị Lệ Thủy – Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ thực hiện.

Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng xử lý nước của rong câu và hiệu quả xử lý môi trường của một số hình thức nuôi kết hợp giữa tôm chân trắng và rong câu. Thí nghiệm 1 nghiên cứu khả năng hấp thụ NH3-N, TAN và PO43—P của rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) được tiến hành ở các bình thủy tinh nhỏ (2 L) trong thời gian 2h và 4h. Thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng của các hình thức nuôi kết hợp đến chất lượng nước, tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong thời gian 42 ngày. Thí nghiệm được tiến hành với 3 công thức: CT1: tôm và rong được nuôi kết hợp trong cùng 1 bể; CT2: tôm và rong được nuôi ở hai bể riêng biệt, nước chảy tuần hoàn giữa hai bể; CT3: nuôi đơn tôm (công thức đối chứng). Mỗi công thức được bố trí với 3 lần lặp lại. Tôm với cỡ trung bình 8,2 g/con được nuôi với mật độ 32 con/m2, rong câu chỉ vàng được nuôi với mật độ ban đầu 1 kg/m2.

Qua thời gian thực hiện, kết quả thí nghiệm 1 cho thấy rong câu chỉ vàng có khả năng hấp thụ 79,545% PO43-P và 78,431% NH3-N sau thời gian 2h và tốc độ lọc đạt 97,727% PO43-P và 87,451% NH3-N sau 4 h thí nghiệm. Tốc độ loại bỏ amoniac tổng số (TAN) đạt 31,21% sau 2 h. Ở thí nghiệm 2, hàm lượng NH3-N, TAN và NO2-N trong nước ở hình thức nuôi kết hợp (CT1 và CT2) thấp hơn hình thức nuôi đơn (p<0,05) nhưng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và PO4 3--P không khác biệt giữa các hình thức nuôi (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi ở hình thức nuôi kết hợp trong hai bể (CT2) (2,54±0,01%/ngày) cao hơn so với hình thức nuôi đơn thức nuôi đơn CT3 (2,17±0,07%/ngày) (p<0,05) nhưng không có sự sai khác với CT1 (p>0,05). Tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi các hình thức nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi kết hợp tôm và rong cho tốc độ tăng trưởng của tôm cao hơn và môi trường nước tốt hơn so với nuôi hình thức nuôi tôm đơn.

T.H
Theo Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Kỳ 2 - Tháng 3/2016
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->