Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhiều hoạt tính sinh học của curcumin đã được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại như khả năng chống oxy hóa, chống đột biến, chống ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng ký sinh trùng và có khả năng giải độc.
Vì vậy, tiềm năng ứng dụng curcumin trong điều trị bệnh ở người là rất lớn, và nghệ là một trong những loại cây trồng đang được các nhà nghiên cứu quan tâm không chỉ về giá trị sử dụng mà còn về đa dạng di truyền.
Sự đa dạng di truyền trên nghệ đã được nghiên cứu trên nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam hầu hết các
nghiên cứu về nghệ chỉ tập trung vào công dụng và tiềm năng dược liệu. Vì vậy, các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền của 20 giống nghệ ở miền Nam Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử RAPD và ISSR. Kết quả phân tích trên 10 đoạn mồi RAPD (OPA02, OPA03, OPA04, OPA10, OPA13, OPB07, OPB10, OPD02, OPD03 and OPD07) cho tỉ lệ đa hình cao, trong tổng 156 băng khuếch đại có 140 băng đa hình (chiếm 89,7%). Khoảng cách liên kết từ 0 - 8,94 (trung bình 6,87) và chia 20 giống nghệ khảo sát thành 5 nhóm. Kết quả phân tích trên 10 đoạn mồi ISSR (ISSR1, ISSR2, ISSR5, ISSR6, ISSR7, ISSR10, ISSR12, ISSR14, ISSR17 và ISSR18) cũng cho tỉ lệ đa hình cao trong tổng 136 băng khuếch đại có 132 băng đa hình (chiếm 97,1%). Khoảng cách liên kết từ 1,73 - 8,54 (trung bình 6,75) và chia 20 giống nghệ được chia thành 5 nhóm. Phân tích kết hợp hai chỉ thị phân tử RAPD và ISSR, trong tổng 291 băng khuếch đại có 272 băng đa hình (chiếm 93,2%). Khoảng cách liên kết từ 2,65 - 12,2 (trung bình 9,65) và chia 20 giống nghệ thành 4 nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 20 giống nghệ thu thập tại các tỉnh miền Nam Việt Nam có sự đa dạng di truyền cao. |