Ảnh minh họa
Trong số các giống khoai lang được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, giống khoai lang tím Nhật HL491 được trồng với diện tích khá lớn (chiếm trên 78%) do có năng suất cao (trên 25 tấn/ha), phẩm chất tốt, phù hợp với mục đích xuất khẩu.
Trên khoai lang, lượng phân calcium cung cấp cho khoai lang thay đổi tùy theo yêu cầu đất đai và giống; trong đó, tại Việt Nam, việc bón phân qua đất có chứa calcium liều lượng 200 kg CaO/ha sẽ giúp tăng lượng đường tổng số, lượng tinh bột thô, năng suất và số lượng rễ củ.
Bổ sung silic sẽ giúp thực vật chống chịu lại các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, mặn, ngộ độc nhôm, sắt, Mn hay một số kim loại nặng như cadmium… Ngoài ra, silic giúp cải thiện khả năng hấp thụ kali, lân và calcium cũng như hạn chế việc hấp thụ quá mức lượng phân đạm và phân lân trên cây trồng.
Nhìn chung, việc bổ sung phân có chứa calcium và silic chủ yếu qua đất đã được thực hiện trên nhiều đối tượng cây trồng nhằm nâng cao sức chống chịu, cải thiện năng suất, phẩm chất nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò sinh lý cũng như hiệu quả của các dạng và liều lượng phân calcium hoặc silic qua lá lên đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của khoai lang.
Chính vì vậy, đề tài được các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phân calcium và silic qua lá kết hợp với việc bón phân NPK với liều lượng 100 - 80 - 100 kg/ha đến năng suất, chất lượng, hàm lượng anthocyanin trong thịt củ khoai lang tím Nhật ở thời điểm thu hoạch và sau thu hoạch.
Đề tài được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ thá ng 6/2015 đến thá ng 12/2015. Thí nghiệm được bố trí theo thể khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 11 nghiệm thức và 3 lần lặp lại gồm không bón (đối chứng), bổ sung phân CaCl2, CaO, Ca(NO3)2, Na2SiO3 và CaSiO3 ở hai mức nồng độ nguyên chất là 250 và 500 mg/L tương ứng cho từng loại phân. Đánh giá năng suất vào thời điểm 140 ngày sau khi trồng, đánh giá chất lượng ở thời điểm thu hoạch và theo thời gian tồn trữ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức bổ sung phân silic và calcium ở các dạng và liều lượng khác nhau vào hai thời điểm 35 và 70 NSKT chưa thể hiện sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng củ. Các nghiệm thức CaO, Ca(NO3)2, Na2SiO3 và CaSiO3 ở nồng độ 500 mg/L có năng suất củ thương phẩm lớ n hơn 20 tấn/ha và cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. |