Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (29/12/2016) ]
|
Tài nguyên đất đai và đề xuất phát triển vùng chuyên canh khóm trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Văn Dũng thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Phan Hoàng Vũ, Phan Chí Nguyện, Phạm Thanh Vũ thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ và Trần Ngọc Linh thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thực hiện.
|
Nghiên cứu được thực hiện nhằm sử dụng tài nguyên đất một cách hiệu quả và bền vững trên vùng đất phèn cho sự phát triển của cây khóm.Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả, đánh giá thực trạng canh tác và phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976) để phân vùng thích nghi cho vùng trồng khóm.
Kết quả đã thành lập được bản đồ đơn vị đất đai với 26 đơn vị đất đai từ việc chồng lắp các bản đồ đơn tính của đất và nước. Trên cơ sở bản đồ đơn vị đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai của cây khóm đã phân được 4 vùng thích nghi đất đai tự nhiên cho vùng trồng cây khóm là: vùng thích nghi cao (19.072,0 ha), vùng thích nghi trung bình (1.210,94ha), vùng thích nghi kém (944,64ha) và vùng không thích nghi trong điều kiện hiện tại cho sự phát triển của cây khóm (12.093,31ha). Kết quả làm cơ sở giúp các nhà quy hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng trồng khóm tập trung cho huyện. |
Dnttrang
Theo Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số chuyên đề nông nghiệp năm 2016 |