Thí nghiệm được tiến hành trên 540 con gà mái đẻ (35 tuần tuổi) Hisex Brown được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố và 5 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là Mn (0, 80, 120 ppm) và nhân tố thứ 2 là Zn (0, 40, 60 ppm). Kết quả cho thấy khi bổ sung Mn vào khẩu phần thì tỷ lệ đẻ của gà cao nhất ở nghiệm thức Mn120 (90,62%) và đối chứng (ĐC) thấp nhất (84,51%) (p<0,05). Tỷ lệ bể của trứng giảm, thấp nhất ở nghiệm thức Mn120 (1,24%), cao nhất ở ĐC (4,71%) (p<0,05). Tỷ lệ lòng đỏ ở nghiệm thức Mn80 (25,18%) là cao nhất và ĐC thấp nhất (24,76%) (p<0,05). Đơn vị Haugh và chất lượng vỏ trứng cũng cao hơn khi bổ sung Mn so với ĐC (p<0,05) Khi bổ sung Zn thì tỷ lệ đẻ cao nhất ở Zn40 (89,48%); tỷ lệ bể giảm (2,46%) đối với cả 2 mức Zn40 và Zn60 so với ĐC (3,56%) (p<0,05). Các chỉ tiêu về chất lượng trứng đều cao hơn so với ĐC (p<0,05). Tương tác giữa hai nhân tố Mn và Zn, tỷ lệ trứng bể giảm ở NT Mn120*Zn60 (0,91%), cao nhất ở NT ĐC (6,93%) (p<0,05). Về tỷ lệ, độ dày và khối lượng của vỏ trứng cũng cao hơn NT ĐC (p<0,05) khi bổ sung cả Mn và Zn. Tiêu tốn thức ăn (g/trứng) thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) khi bổ sung Mn và Zn vào khẩu phần của gà đẻ. |