Đây được cho là cơ hội hỗ trợ các quốc gia kém phát triển về mặt công nghệ thông tin, từng bước rút ngắn khoảng cách số giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho mọi người không phân biệt giới tính, trình độ học vấn, địa vị... có thể tận dụng lợi ích của công nghệ thông tin, từ đó để các nước có thể đạt được trình độ bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu đều có thể hưởng thụ thành quả công nghệ thông tin, từ đó ADOC trở thành tài nguyên điện tử của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2005, Dự án ADOC hợp tác với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI thành lập trung tâm đào tạo đầu tiên tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và kỹ năng sử dụng máy tính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính đến năm 2010, tổng cộng đã thiết lập 76 trung tâm đào tạo tại 10 nước thành viên gia nhập dự án ADOC, số lượt người đào tạo được tích lũy là 160,000 lượt người; Cùng với sự thành lập 4 trung tâm lần này, tổng cộng có 18 trung tâm ADOC tại Việt Nam lần lượt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Thái Nguyên, Thái Bình, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Nam và Quảng Trị, cùng với số lượt người đạo tạo được tích lũy là 29,000 lượt người, đã cho thấy hiệu quả đào tạo một cách rõ rệt
Cho đến năm 2008, dự án ADOC đã kết thúc giai đoạn 1, nhằm tiếp tục và phát triển mục tiêu “ rút ngắn khoảng cách số giữa các nền kinh tế thành viên”, năm 2007, một đại diện của Đài Loan trong phiên họp kín hội nghị APEC đã đề xuất kế hoạch ADOC 2.0, kết hợp nguồn viện trở từ chính phủ và từ xã hội, năm nay hãng máy tính ASUS đầu tư hơn 100 máy tính cho dự án ADOC tại các nước, sự kết hợp nguồn viện trợ từ chính phủ và từ xã hội tạo điều kiện cho dự án ADOC phát huy một cách hiệu quả nhất.
Năm nay, Ban thư ký ADOC hợp tác với hãng máy tính ASUS tặng 4 “Trung tâm cơ hội số ADOC” cho Việt Nam, đồng thời tặng mới thiết bị cho 3 trung tâm ADOC, tổng cộng tặng 126 máy tính xách tay ASUS cùng một số thiết bị văn phòng khác. Hoạt động lần này đã nâng tổng số trung tâm ADOC tại Việt Nam lên 18 trung tâm. |