Ứng dụng [ Đăng ngày (08/11/2010) ]
Phát triển công nghệ khí sinh học
Hiện địa bàn nông thôn cả nước có hàng trăm nghìn công trình khí sinh học (hầm bi-ô-ga). Với nhiều quy mô khác nhau, các công trình này góp phần làm sạch vệ sinh môi trường, cung cấp chất đốt và cung cấp thêm nguồn phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, để công nghệ khí sinh học bi-ô-ga phát triển, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và cải thiện đời sống người dân ở nông thôn, còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hoàng Kim Giao cho biết: Ðược sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển Hà Lan tại Việt Nam (SNV), năm 2003, Dự án 'Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam' được triển khai. Nguồn vốn của dự án bao gồm viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan, vốn ngân sách của Chính phủ nước ta, đóng góp của các hộ dân tham gia dự án và vốn đối ứng của các địa phương. Sau khi kết thúc giai đoạn một (2003 - 2005) triển khai ở 12 tỉnh, thành phố; chuyển tiếp giai đoạn bắc cầu (2006) mở rộng thêm tám tỉnh khác và hiện đang thực hiện giai đoạn hai (2007 - 2012) với kế hoạch triển khai đến khoảng 55 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước có khoảng 80 nghìn công trình hầm bi-ô-ga tại gần 40 tỉnh, thành phố trong chương trình dự án, đem lại lợi ích nhiều mặt cho khoảng 400 nghìn người dân sống vùng nông thôn. Chất thải  của trâu, bò, lợn, gia cầm (kể cả từ công trình vệ sinh gia đình) được kết nối đưa vào bể kín, nơi vi khuẩn được phân giải và tạo ra khí sinh học (thành phần chủ yếu là khí mê-tan, và các-bon đi-ô-xít). Công trình hầm bi-ô-ga không chỉ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, sản sinh nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng (hạn chế việc dùng phân hóa học) mà còn tạo nguồn khí đốt cho các hộ gia đình (thay thế củi, than và phụ phẩm nông nghiệp). Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi hầm bi-ô-ga có thể làm giảm hơn hai tấn khí thải CO2/năm và với số công trình khí sinh học hiện có, năm 2009 và 2010 này, nông dân nước ta góp phần giảm thải hơn 170 nghìn tấn khí CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm. Ghi nhận những thành công bước đầu của dự án, năm 2006, chương trình khí sinh học Việt Nam đã được nhận Giải thưởng Năng lượng toàn cầu ở Brúc-xen (Bỉ) vì đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu sự 'nóng lên của trái đất' và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Ngày 8/07/2010 vừa qua tại Luân Ðôn, chương trình khí sinh học Việt Nam (hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta và SNV) đã vinh dự được trao giải thưởng Ashden cho những đóng góp có ý nghĩa về hạn chế ô nhiễm môi trường và năng lượng bền vững tại các địa phương ở nước ta...

Ðầu tư của Nhà nước, kết hợp khơi dậy phong trào xã hội hóa làm công trình hầm bi-ô-ga ở nông thôn sẽ góp phần giữ vững an ninh năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường trong bối cảnh nguồn nhiên liệu truyền thống ngày càng cạn kiệt và tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt ở nước ta.
Theo Nhân dân
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->