Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu để xác định xem liệu biến thể gien làm tăng vị đắng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm.
Phân tích thói quen ăn uống của 407 người (ở độ tuổi trung bình 51 tuổi, 73% là phụ nữ) có nhiều hơn hai yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và tham gia vào nghiên cứu giảm thiểu nguy cơ tim mạch ở Kentucky.
So với những người có một hay hai biến thể gien TAS2R38 tăng cảm nhận vị đắng ở những người không có biến thể này, các nhà khoa học đã phát hiện ra những người cảm nhận vị đắng mạnh gần như gấp đôi (1,9 lần) có khả năng ăn nhiều muối so với mức giới hạn được khuyến cáo hàng ngày.
Hiện nay, Hiệp hội Tim mạch của Mỹ khuyến cáo giảm lượng muối tối thiểu không quá 2.300 mg một ngày và giới hạn lý tưởng cho một ngày không quá 1.500 mg natri.
Nghiên cứu đã phát hiện ra hầu hết chế độ ăn muối từ thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng gói, thực phẩm nhà hàng là yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh huyết áp cao, có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.
Những người tham gia nghiên cứu có biến thể tăng cảm nhận vị đắng không có khả năng tiêu thụ lượng chất béo bão hòa đường hay rượu, tất cả những thứ này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim.
Ảnh hưởng của gien đến cảm nhận hương vị có thể giúp một số người lựa chọn thực phẩm tốt cho tim, họ có thể thương thức hơn là cố gắng chống lại sở thích bẩm sinh.
Trong phân tích, các nhà khoa học đã kiểm soát yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hương vị và thực phẩm ăn vào như tuổi tác, cân nặng, tình trạng hút thuốc lá, và sử dụng thuốc huyết áp cao làm thay đổi cảm nhận hương vị. |