Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (31/10/2016) ]
|
Bệnh chết héo Bạch đàn ở Việt Nam
|
|
Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Minh Chí, Phạm Quang Thu – Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.
|
Ảnh: sưu tầm.
Nghiên cứu này trình bày kết quả điều tra thu mẫu, giám định, đặc điểm hiển vi của nấm gây bệnh đối với bạch đàn thu được một số vùng sinh thái ở Việt Nam. Tính đến năm 2000, diện tích rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam đã đạt tới 400.000 - 500.000 ha nhưng cùng với một số nguyên nhân khác, dịch bệnh cháy lá và đốm lá, khô cành ngọn do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum và Cryptosporiopsis eucalypti xuất hiện trên diện rộng gây tổn thất lớn đối với rừng trồng bạch đàn dẫn đến diện tích dần bị thu hẹp và chỉ còn khoảng 170.000 ha vào năm 2015. Do thay đổi về giống và thu hẹp diện tích nên các loại bệnh cháy lá và khô cành ngọn bạch đàn đã giảm hẳn. Tuy nhiên, đã xuất hiện một bệnh mới là bệnh chết héo, bệnh được xác định do nấm thuộc chi Ceratocystis gây ra. Các mẫu nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis), Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) đã được phát hiện và thu thập lần đầu tiên tại 8 tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Triệu chứng điển hình của bệnh chết héo bạch đàn do nấm Ceratocystis sp. là trên vỏ của thân cây hoặc cành cây bị bệnh có những vết loét, thâm hoặc vết lõm. Vỏ và gỗ xung quanh vết bệnh thường bị chuyển màu nâu đen hoặc xanh đen, có thể chảy nhựa. Khi cây bị bệnh, tán lá bắt đầu héo từ trên ngọn xuống và sau đó cây sẽ bị chết. Đặc điểm hiển vi của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo bạch đàn được so sánh với các loài nấm khác như C. manginecans gây bệnh cho keo ở Việt Nam và C. cercfabiensis gây bệnh cho bạch đàn ở Trung Quốc. |
lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Kỳ 2 – Tháng 1/2016 |