Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (23/10/2016) ]
|
Nghiên cứu khả năng tiếp hợp của một số tổ hợp ghép cây có múi bằng phương pháp ghép trao đổi vòng vỏ
|
|
Việc xác định khả năng tiếp hợp của gốc ghép và cành ghép của cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng là một kỹ thuật quan trọng vì luôn có sự phát sinh của những gốc ghép mới với những giống cành ghép.
|
Ảnh minh họa
Nghiên cứu do hai tác giả Phạm Ngọc Lin và Nguyễn Quốc Hùng (Viện Nghiên cứu Rau quả) cùng thực hiện, để xác định chuẩn đoán sớm sự tiếp hợp các tổ hợp cây có múi có thể bằng giám định cấu trúc điểm tiếp hợp và sự phát triển không bình thường của điểm tiếp hợp đã được nghiên cứu trên các tổ hợp ghép của cam Xã Đoài, bưởi Diễn và quýt đường Canh với 10 gốc ghép là: quýt hôi Thung Khe (C.Reticulata), chấp Thái Bình (Citrus sp), cam Voi (C.Reticulata x C.grandis), quýt Cleopatre (C.Reticulata), bưởi chua Hòa Bình (C.grandis), chanh Sần (C.jambhiri), Poncirus Trifoliate (P.trifoliata), Citrange Troyer (C.sinensix x P.trifoliata), cam Đắng (C. aurantium) và bòng (C. medica L). Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu gồm ghép trao đổi một vòng vỏ hoàn chỉnh giữa cây gốc ghép và giống cành ghép gieo hạt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 9 tháng ghép phân tích các biểu hiện bất thường tại điểm tiếp hợp của các tổ hợp ghép đã cho thấy: Trong 10 gốc ghép chỉ có 3 giống bưởi chua, chấp Thái Bình và cam Voi có biểu hiện tiếp hợp tốt với 3 giống cành ghép cam Xã Đoài, bưởi Diễn và quýt đường Canh. Tỷ lệ sống sau ghép của các tổ hợp này đạt trên 90% tương đương với đối chứng; hình thái điểm ghép phẳng, biểu hiện sự phát triển không đồng đều giũa cành ghép và gốc ghép; bề mặt gốc ghép khi giải phẫu điểm tiếp hợp đồng nhất, nhẵn phẳng, không có đường ngăn cách hoặc nếp nhăn của tế bào vỏ. |
Tạp chí NN&PTNN, kỳ 2, tháng 5/2016 (pcmy)
|