Hậu Giang là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thế mạnh về nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 140,271 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm 59,53% (Niên giám Thống kê, 2014). Thời gian thu mẫu nghiên cứu là vụ lúa đông – xuân, mẫu được thu trong kênh nội đồng và các sông chính bao gồm: sông Xà No, sông Cái Lớn, sông Nàng Mau, sông Lái Hiếu và kênh Quản Lộ thuộc tỉnh Hậu Giang.
Qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy, thành phần loài động vật không xương sống đáy được tìm thấy trên sông (rạch) chính là 28 loài với trung bình dư lượng thuốc BVTV là 29,33 ± 10,70 µg/Kg. Trên kênh nội đồng, có 21 loài với trung bình dư lượng thuốc BVTV là 57,47 ± 24,25 µg/Kg. Nhóm loài được tìm thấy trên kênh nội đồng với dư lượng thuốc BVTV cao là lớp Oligochaeta và họ Chironomidae (lớp Insecta); trong khi đó nhóm loài phân bổ chủ yếu trên sông (rạch) chính có dư lượng thuốc BVTV thấp là các họ Ephemerellidae, Rhyacophilidae, Chaoboridae, Culicidae, Cerattopogonidae, Coenagrionidae, Corduliidae (lớp Insecta) và lớp Malacostraca.
Giá trị pH, EC, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới (% sét, % limon và % cát) trong bùn đáy không khác biệt giữa 2 loại hình thủy vực khảo sát.
Qua nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kiến nghị: Nghiên cứu phân bố động vật không xương sống đáy trên các thủy vực bị ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật. |